Những điều cần biết khi muốn lựa chọn đá mài thô

Những điều cần biết khi muốn lựa chọn đá mài thô

Sử dụng đá mài thô là thao tác cần thiết để tạo độ phẳng và loại bỏ đi những điểm gồ ghề trên bề mặt vật liệu. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng biết cách lựa chọn cho mình loại đá mài thô phù hợp nhất. Sau đây là một số tiêu chí bạn có thể cân nhắc khi muốn lựa chọn đá mài thô.

Căn cứ vào vật liệu để chọn mua đá mài thô

Căn cứ vào vật liệu, đá mài thô được phân chia thành:

  • Đá mài sắt: Được làm từ những hạt mài có độ cứng rất cao, sắc bén, dễ dàng sử dụng cho các loại máy mài công suất khác nhau. Dòng đá mài thô này có thể mài được một số vật liệu tính chất tương tự như sắt. Đá mài sắt được đánh giá cao nhờ sở hữu độ bén tốt trên bề mặt, khả năng tạo ra ít phôi, dễ dàng thao tác đối với các loại bề mặt từ sắt, gang, thép cho đến nhôm, …

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Hạt mài trong đá mài sắt có độ cứng rất cao

  • Đá mài bê tông: Nhờ vào khả năng chịu đựng lực đánh phá lớn để tạo ra nhiều đường nét, góc cạnh ngay trên bề mặt bê tông như ý muốn, đá mài bê tông còn giúp tạo phôi rất lớn. Mặc dù đem lại hiệu quả tuyệt vời song trong quá trình sử dụng, cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ an toàn lao động như đeo găng tay, kính mắt, khẩu trang, … để bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý đến kiểu dáng đá mài thô

Về kiểu dáng nên ưu tiên cho loại đá mài hai mặt với phần thân trên chứa các lỗ thoát nhiệt bởi trong quá trình gia công vòng quay máy mài có thể sinh ra lượng nhiệt rất lớn. Trường hợp không kịp thời làm mát sẽ có thể khiến máy mài bị cháy đột ngột nên đá mài thô hai mặt sẽ khắc phục được tốt nhất vấn đề này.

Chọn mua đá mài thô dựa vào nhà sản xuất

Ngoài vật liệu thì việc quan tâm đến nhà sản xuất đá mài chất lượng tốt cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để bạn chọn mua được sản phẩm hoàn hảo nhất, hỗ trợ đắc lực cho quá trình thi công.

Bạn nên chú ý đến một số tiêu chí chọn nhà sản xuất đá mài như:

  • Quy mô nhà xưởng có lớn hay không: Những nhà xưởng lớn thường có công nghệ hiện đại, dây chuyển sản xuất tiên tiến, chất lượng sản phẩm thường cao hơn.
  • Thời gian hoạt động, kinh nghiệm trong lĩnh vực lâu năm hay chưa: Những công ty lâu năm sẽ có kinh nghiệm và uy tín hơn.
  • Nhà sản xuất có cung cấp sản phẩm đa dạng mẫu mã hay không: Mẫu mã đa dạng sẽ giúp bạn chọn mua thuận lợi hơn.
  • Chú ý đến sản phẩm cung cấp với các thông tin cấu tạo như thế nào, giá thành tương ứng, thời gian bảo hành, công suất sử dụng.

Nhà sản xuất đá mài chất lượng tốt cũng là một trong những tiêu chí quan trọng

Mua đá mài chính hãng ở đâu?

Hitta phân phối các dòng sản phẩm đá mài chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như 3M, Klingspor, … Để mua các sản phẩm đá mài chính hãng cũng như được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:

  • ☎️ Hotline: 090.8611.011 (Mr. Dương).
  • ✉️ Email: hittajsc@hitta.vn

Liên hệ Hitta để mua đá mài chính hãng

Xem thêm các bài viết khác:

Đá mài nào sử dụng cho thép ống?

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Đá cắt và đá mài khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng máy mài cầm tay an toàn, đúng cách

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Đá mài nào sử dụng cho kim loại màu?

Đá mài nào sử dụng cho kim loại màu?

Kim loại màu được dùng rất nhiều trong sản xuất, kinh doanh và làm các loại vật liệu. Ứng dụng thường thấy của kim loại màu nhất chính là làm trang sức như nhẫn, vòng tay, dây chuyền, bông tai, … Để có một bề ngoài bóng loáng thì người thợ phải sử dụng đá mài kim loại màu để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn giúp thành phẩm mang tính thẩm mỹ hơn.

Kim loại màu là gì?

Kim loại màu là tên gọi của tất cả các kim loại và hợp kim, là kim loại không có thành phần sắt, trừ sắt và hợp kim của sắt.

Kim loại màu được chia thành 6 loại:

  • Kim loại quý: Vàng, bạc và nhóm platin
  • Kim loại nặng: Đồng, chì, niken, kẽm, thiếc (khối lượng riêng 4,5 – 11,3 g/cm3)
  • Kim loại nhẹ: Nhôm, titan, magi (khối lượng riêng 1,7 – 4,5 g/cm3)
  • Kim loại phân tán
  • Kim loại khó nóng chảy
  • Kim loại đất hiếm hay còn gọi là nguyên tố hiếm

Kim loại màu là kim loại không có thành phần sắt

Ứng dụng của kim loại màu

Kim loại màu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, chúng được dùng nhiều trong các ngành luyện kim, điện năng, dệt may, hóa học, đóng tàu và dầu hỏa. Cụ thể hơn:

  • Đồng được sử dụng nhiều trong mạch vi xử lý điện và truyền điện, ngành nội thất xây dựng, đóng tàu thuyền, phương tiện vận chuyển, …
  • Nhôm được sử rộng rãi trong xây dựng, kiến trúc, … thường được dùng làm cửa sổ và khung cửa sổ, tàu thuyền, lan can, sàn thang máy, sản xuất thân phương tiện vận tải, …
  • Niken là kim loại chống được sự mài mòn cao nhất, được sử dụng để tạo ra đồng xu, các loại nam châm và nhiều ứng dụng khác

Sử dụng kim loại màu Niken để tạo ra đồng xu

Cấu tạo của đá mài kim loại màu

Đá mài kim loại màu được tạo thành từ các hạt mài (vật liệu mài) và chất dính kết. Hạt mài là thành phần chính của đá mài, mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt.

  • Hạt mài được chế tạo từ các loại vật liệu như Aluminum Oxide, Silicon Carbide, Alumina Zirconia, Ceramic … với các kích cỡ hạt khác nhau để chế tạo các loại đá mài khác nhau.
  • Chất kết dính dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài: chất kết dính vô cơ như Keramit; chất kết dính hữu cơ như Bakelit, Vunkahit, … nó quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.

Đá mài được dùng nhiều trong lĩnh vực như: Gia công cơ khí, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, trong xây dựng và nhiều ứng dụng liên quan. Thông thường, các đồ dùng hay những thiết bị bằng kim loại khi gia công sản xuất phần thô đều có bề mặt thô nhám, sắc cạnh thì đá mài có chức năng mài nhẵn những phần chưa hoàn thiện. Chúng còn có tác dụng mài bóng hoặc mài sắc, giúp định hình thiết bị ăn khớp với các bộ phận khác trong chế tạo.

Ứng dụng của đá mài kim loại màu trong mài phá bề mặt kim loại

Đá mài kim loại màu sợi ép Fiberdisc Klingspor

Đá mài kim loại màu Klingspor là đĩa sợi ép được phủ hạt nhám mài phá cao liên kết bằng công nghệ keo PSA, với tuổi thọ nổi bật và chất lượng cao. Sở hữu tính linh hoạt và độ hoàn thiện bề mặt cao trong các ứng dụng mài phá bề mặt (mài nhẹ). Các sản phẩm đều tuân theo tiêu chuẩn an toàn cao nhất, bao gồm chứng chỉ oSaTiêu Chuẩn An Toàn Châu Âu EN 12413.

Đá mài kim loại màu sợi ép Fiberdisc Klingspor

Ngoài sử dụng cho kim loại màu, đá mài Klingspor còn có thể sử dụng trên các loại vật liệu:

  • Thép
  • Thép không gỉ
  • Thép kết cấu
  • Vật liệu đúc
  • Vật liệu khoáng
  • Thép ống tấm, sợi
  • Đá, nhựa, vật liệu rắn

Đá mài Klingspor được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như:

  • Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa
  • Kết cấu thép, nhà tiền chế
  • Sản xuất Container
  • Gia công cơ khí, kim khí
  • Ngành công nghiệp ô tô
  • Đúc cơ khí
  • Đóng tàu

Mua đá mài kim loại màu ở đâu?

Hitta phân phối các dòng sản phẩm đá mài chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như 3M, Klingspor, … Để mua các sản phẩm đá mài kim loại màu chính hãng cũng như được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Liên hệ Hitta để mua đá mài kim loại màu chính hãng

Xem thêm các bài viết khác:

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Hướng dẫn sử dụng máy mài cầm tay an toàn, đúng cách

Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Đá cắt và đá mài khác nhau như thế nào?

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Tư vấn chọn nhám phù hợp theo cấu tạo

Đá mài nào sử dụng cho thép kết cấu?

Đá mài nào sử dụng cho thép kết cấu?

Ngày nay, thép kết cấu được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, xây dựng, … là bộ phận chịu lực chính của tòa nhà nên là thành phần vô cùng quan trọng của một công trình. Do đó đá mài thép kết cấu cũng được sử dụng rộng rãi để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn của thép kết cấu để sản phẩm hoàn thiện hơn về mặt thẩm mỹ.

Thép kết cấu là gì?

Thép kết cấu là một cấu trúc kim loại được hình thành từ các cấu kiện thép* liên kết với nhau để truyền tải và chịu lực. Nhờ cường độ chịu lực cao của thép, kết cấu này rất chắc chắn và đòi hỏi ít nguyên liệu hơn các loại kết cấu khác như kết cấu bê tông hay kết cấu gỗ.

*Cấu kiện thép là vật liệu xây dựng thép được chế tạo với hình dạng và thành phần hoá học cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng dự án.

Trong xây dựng hiện đại, thép kết cấu được sử dụng cho hầu hết các loại kết cấu công trình bao gồm các tòa nhà máy công nghiệp nặng, các tòa nhà cao tầng, hệ thống đỡ thiết bị, cơ sở hạ tầng, cầu, tháp, sân bay, hệ thống giá đỡ, …

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày một lớn, loại thép này đang được sử dụng rộng rãi với nhiều ứng dụng trong xây dựng, công nghiệp như:

  • Làm khung nhà công nghiệp, nhà máy, các xí nghiệp, nhà xưởng
  • Khung nhà nhiều tầng, đặc biệt những loại nhà kiểu tháp trên 15 tầng dùng kết cấu thép để giảm trọng lượng
  • Cầu đường bộ, đường sắt
  • Kết cấu tháp cao như cột điện, ăng ten
  • Các loại bể chứa dầu, chứa khí

Thép kết cấu được sử dụng cho hầu hết các loại kết cấu công trình

Phân loại thép kết cấu trong thực tế

Thép thấm carbon: Thép có thành phần carbon thấp (dưới 0,25%), có độ dẻo, độ dai cao nhưng độ bền thấp.

Thép hóa tốt: Thành phần carbon vào khoảng 0,3 – 0,5% cơ tính ở trạng thái cung cấp tương đối cao. Sau khi được tôi và ram cao, chúng sẽ có cơ tính cao nhất.

Thép đàn hồi: Là thép có hàm lượng carbon cao nhất trong ba loại (0,5 – 0,7%), loại thép này chuyên dùng để chế tạo các chi tiết đàn hồi: lò xo, nhíp, … Để tạo giới hạn đàn hồi cao thì phải qua tôi luyện và ram trung bình.

Thép đàn hồi chuyên dùng để chế tạo lò xo, nhíp, …

Cấu tạo của đá mài thép kết cấu

Đá mài thép kết cấu được tạo thành từ các hạt mài (vật liệu mài) và chất dính kết. Hạt mài là thành phần chính của đá mài, mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt.

  • Hạt mài được chế tạo từ các loại vật liệu như Aluminum Oxide, Silicon Carbide, Alumina Zirconia, Ceramic … với các kích cỡ hạt khác nhau để chế tạo các loại đá mài khác nhau.
  • Chất kết dính dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài: chất kết dính vô cơ như Keramit; chất kết dính hữu cơ như Bakelit, Vunkahit, … nó quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.

Đá mài được dùng nhiều trong lĩnh vực như: Gia công cơ khí, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, trong xây dựng và nhiều ứng dụng liên quan. Thông thường, các đồ dùng hay những thiết bị bằng kim loại khi gia công sản xuất phần thô đều có bề mặt thô nhám, sắc cạnh thì đá mài có chức năng mài nhẵn những phần chưa hoàn thiện. Chúng còn có tác dụng mài bóng hoặc mài sắc, giúp định hình thiết bị ăn khớp với các bộ phận khác trong chế tạo.

Đá mài thép cơ cấu trong lĩnh vực gia công cơ khí

Đá mài thép kết cấu sợi ép Fiberdisc Klingspor

Đá mài thép kết cấu Klingspor là đĩa sợi ép được phủ hạt nhám mài phá cao liên kết bằng công nghệ keo PSA, với tuổi thọ nổi bật và chất lượng cao. Sở hữu tính linh hoạt và độ hoàn thiện bề mặt cao trong các ứng dụng mài phá bề mặt (mài nhẹ). Các sản phẩm đều tuân theo tiêu chuẩn an toàn cao nhất, bao gồm chứng chỉ oSaTiêu Chuẩn An Toàn Châu Âu EN 12413.

Đá mài thép kết cấu sợi ép Fiberdisc Klingspor

Ngoài sử dụng cho thép kết cấu, đá mài Klingspor còn có thể sử dụng trên các loại vật liệu:

  • Thép
  • Thép không gỉ
  • Kim loại màu
  • Vật liệu đúc
  • Vật liệu khoáng
  • Thép ống tấm, sợi
  • Đá, nhựa, vật liệu rắn

Đá mài Klingspor được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như:

  • Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa
  • Kết cấu thép, nhà tiền chế
  • Sản xuất Container
  • Gia công cơ khí, kim khí
  • Ngành công nghiệp ô tô
  • Đúc cơ khí
  • Đóng tàu

Mua đá mài thép kết cấu ở đâu?

Hitta phân phối các dòng sản phẩm đá mài chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như 3M, Klingspor, … Để mua các sản phẩm đá mài thép kết cấu chính hãng cũng như được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Liên hệ Hitta để đá mài thép kết cấu chính hãng

Xem thêm các bài viết khác:

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Hướng dẫn sử dụng máy mài cầm tay an toàn, đúng cách

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Với mỗi ngành nghề liên quan tới xây dựng, công nghiệp, kim loại, gỗ thành phẩm, … đều sẽ phải trải qua việc hoàn thiện sản phẩm bằng khâu mài dũa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân phải trang bị các loại đá mài phù hợp với nhu cầu của mình.

Đá mài thô và đá mài mịn là hai loại đá mài được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình gia công hoàn thiện sản phẩm, nhất là đối với những vật liệu độ cứng cao. Vậy giữa hai loại đá mài này có sự khác nhau như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này để nắm được thông tin chi tiết và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mục đích sử dụng bạn nhé!

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Cả 2 loại đá mài này đều được sử dụng phổ biến để đánh bóng nhiều loại sản phẩm ở trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng vật dụng này lại có điểm khác nhau vì mỗi loại đều sở hữu cho mình những tính năng, đặc điểm khác nhau. Do đó, cần phải chú ý nhiều tới tính năng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng loại nhằm đem tới hiệu quả cao nhất.

Đá mài thô

Đá mài thô xuất hiện từ thế kỷ 19, là một loại đá mài chuyên được sử dụng nhằm mục đích đánh phá bề mặt kim loại, đánh bavia giúp công đoạn đánh bóng sản phẩm được hoàn thiện trong một vài ngành công nghiệp. Nhưng bạn cũng cần phải chú ý tới sản phẩm có chất liệu gì, nếu như với chất liệu mềm chẳng hạn như kẽm, nhôm, … thì đừng nên sử dụng đá mài này vì nó sẽ khiến bề mặt ban đầu bị hư hỏng.

Không nên sử dụng đá mài thô với kim loại kẽm

Đá mài mịn

Nếu đá mài thô mài các chi tiết ở giai đoạn hoàn thiện sản phẩm thì đá mài mịn làm công việc đánh bóng bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, loại đá này còn ưu điểm hơn với khả năng mài các vật liệu mềm. Tóm lại, loại đá mài mịn này cung cấp cho người dùng khả năng đánh bóng bề mặt dễ dàng, nhanh chóng, đồng đều, đẹp mắt. 

Bề mặt đá có độ mịn khá cao, được phủ lớp kim cương nhân tạo với độ bền cao và khả năng mài mòn tốt, thường được cấu tạo từ các chất liệu như: Kim cương, Aluminum Oxide, Silicon Carbide, Alumina Zirconia, Ceramic, … với kích thước đa dạng từ 5 – 3.200 micromet (μm) được liên kết với nhau thông qua chất kết dính Keramit, Bakelit hoặc Vunkahit.

Ngoài ra, nó cũng giúp hạn chế những khuyết điểm đang tồn tại của đá mài thô đó là không sử dụng được chất liệu mềm. Bạn có thể sử dụng đá mài mịn để đánh bóng một số sản phẩm như nhôm, kính, bavia, …

Đá mài mịn có thể sử dụng với kim loại nhôm

Địa chỉ mua đá mài uy tín

Hitta phân phối các dòng sản phẩm đá mài chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như 3M, Klingspor, … Để mua các sản phẩm đá mài chính hãng cũng như được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Liên hệ Hitta để mua các sản phẩm đá mài chính hãng

Xem thêm các bài viết khác:

Đá cắt và đá mài khác nhau như thế nào?

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Sự nổi trội của đá cắt Inox Norton Quantum

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Đá mài là một dụng cụ đặc biệt được dùng để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn, giúp sản phẩm làm ra đạt được tính thẩm mỹ cao. Mỗi loại đá mài sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, vậy nên bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người biết được những ký hiệu mà nhà sản xuất in trên đá mài có nghĩa như thế nào để dễ lựa chọn loại đá mài mà mình mong muốn.

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Đá mài dẻo Klingspor Đức A46 VZ

Ví dụ ký hiệu của viên đá mài dẻo Klingspor là: 27-A40R-BF

Trong đó:

  • 27 là mã của nhà sản xuất
  • A là tên loại hạt vật liệu mài, ở đây A là ký hiệu của Aluminum Oxide
  • 40 là cỡ hạt mài, người ta phân chia thành các loại hạt như:
    • Loại nhỏ: 8 – 24
    • Loại trung bình: 30 – 60
    • Loại tốt: 70 – 180
    • Loại rất tốt: 220 – 600
  • R là độ cứng của đá mài, được ký hiệu bởi các chữ cái từ A là loại mềm nhất đến Z là loại cứng nhất
  • 125 x 2 x 22,23 mm trong đó:
    • 125 là đường kính ngoài của đá mài
    • 2 là độ dày của đá mài
    • 22,23 là đường kính lỗ của đá mài

Thành phần cấu tạo của đá mài

Đá mài được tạo thành từ các hạt mài (vật liệu mài) và chất dính kết. Hạt mài là thành phần chính của đá mài, mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt.

  • Hạt mài được chế tạo từ các loại vật liệu như Aluminum Oxide (Al₂O₃), Silicon Carbide (SiC), Alumina Zircomia, Ceramic, … với các kích cỡ hạt khác nhau để chế tạo các loại đá mài khác nhau.
  • Chất kết dính dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài: chất kết dính vô cơ như keramit; chất kết dính hữu cơ như bakelit, caosu, … nó quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Aluminum Oxide (Al₂O₃)

Kích cỡ hạt mài

Lựa chọn cỡ hạt của đá mài tuỳ theo độ chính xác và độ nhẵn bề mặt gia công, tính chất vật liệu gia công và diện tích tiếp xúc của bề mặt đá với bề mặt chi tiết gia công. Khi mài thô nên dùng đá mài có cỡ hạt lớn hơn khi mài tinh. Khi gia công kim loại mềm và dẻo, để tránh đá bị nhanh cùn, nên chọn đá mài có cỡ hạt lớn. Ngược lại khi gia công kim loại hay vật liệu cứng, dùng đá mài có hạt nhỏ. Diện tích tiếp xúc giữa đá mài và chi tiết gia công càng lớn đá mài càng cần có hạt lớn và ngược lại.

Độ cứng của đá mài

Độ cứng của đá mài không phải là độ cứng của hạt mài mà là khả năng đối kháng của sự kết dính chống lại sự phá vỡ hạt mài. Độ cứng đóng vai trò quan trọng nhất của hạt mài. Khi ma sát với các vật thể được mài, như bề mặt kim loại, để có thể mài được thì hạt mài phải cứng hơn bề mặt của vật được mài. Độ cứng của hạt mài phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng, vào tính nguyên dạng của cấu trúc tinh thể cũng như độ tinh khiết của tinh thể hạt mài.

Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Cấp độ cứngKý hiệuKhu vực ứng dụng
A, B, C, D, E, F, GCực mềm, rất mềmMài sâu và mài cạnh các vật liệu cứng
H, l, J, K, L, M, N, OTrung bình mềmMài kim loại thông thường
P, Q, R, S, T, U, V, W X, Y, ZCứng, rất cứng, cực cứngMài tròn ngoài, vật liệu mềm

Bảng Độ cứng của bánh mài

Xem thêm các bài viết khác:

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Đá cắt và đá mài khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng máy mài cầm tay an toàn, đúng cách