Sealant công nghiệp là gì? gồm những loại nào? Tư vấn mua phù hợp

sealant công nghiệp

Mục đích chính của sealant công nghiệp là lấp đầy các khoảng trống, vết nứt, mối nối và các khe hở khác có thể gây thấm chất lỏng, khí hoặc các chất không mong muốn khác. Ngoài ra, hư hỏng và xuống cấp có thể dẫn đến các vết nứt cần được trám lại để tăng độ bền. Đây là lúc mà các giải pháp sealant công nghiệp phát huy khả năng.

Lựa chọn sealant công nghiệp dựa trên quy trình đóng rắn

Sealant công nghiệp có mặt trong khắp các ngành công nghiệp như ô tô, lắp ráp xe buýt, xe động lạnh đến xây dựng cơ sở hạ tầng & điện tử. Có nhiều loại sealant công nghiệp khác nhau, để lựa được loại sealant công nghiệp phù hợp có thể xem xét qua quy trình đóng rắn.

Đóng rắn bằng bay hơi: các dung dịch sealant công nghiệp lưu hóa trong nhiệt độ phòng thông qua bay hơi là nước hoặc dung môi. Sealant đạt đến hiệu quả cuối cùng khi hơi ẩm đã rời khỏi keo.

Đóng rắn bằng nhiệt: đóng rắn bằng nhiệt không đạt đến độ bền và độ dẻo dai cuối cùng trước khi có thể đông cứng dưới nhiệt độ cao được chỉ định cho từng sản phẩm. Sealant xử lý nhiệt tồn tại dưới dạng chất nhiệt rắn không bị mềm ở nhiệt độ cao và chất nhiệt dẻo có thể thay đổi hình dạng khi đun nóng trở lại.

Đóng rắn bằng UV/Bức xạ: một số sealant sẽ đóng rắn khi tiếp xúc với tia UV hoặc chùm tia điện tử thay vì nhiệt. Sealant đóng rắn theo phương cách này có thời gian đóng rắn ngắn hơn so với các sealant đóng rắn bằng nhiệt và việc đóng rắn đòi hỏi tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Đóng rắn kỵ khí: sealant đóng rắn theo phương cách này xảy ra trong điều kiện không có oxy. Loại sealant này phổ biến trong việc nối các bộ phận kim loại để chúng tiếp xúc với các ion kim loại.

Đóng rắn bằng hơi ẩm: sealant đóng rắn bằng hơi ẩm được áp dụng cho mối nối đóng rắn ở nhiệt độ phòng bằng cách sử dụng độ ẩm trong không khí hoặc vật liệu để đóng rắn. Thời gian đóng rắn thay đổi từ 30 phút đến 4 giờ tùy thuộc vào sản phẩm, độ dày của sealant và độ ẩm môi trường xung quanh.

5 loại sealant công nghiệp chính

Hiện nay, có hơn 40 loại keo công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, danh sách sealant được sử dụng nhiều nhất không quá nhiều, dưới đây là 5 loại sealant công nghiệp phổ biến nhất khi xem xét đặc tính và cách sử dụng trong các ngành công nghiệp. Liên hệ Hitta để được tư vấn cụ thể & chi tiết hơn.

Sealant gốc polymer

Sealant gốc polyme là một nhóm sản phẩm bao gồm sealant polyester, polyamide, polysulfide, vinyl và polyurethane. Sealant gốc polymer đóng rắn phổ biến nhất ở nhiệt độ môi trường nhưng cũng có thể xử lý bởi các phương pháp đóng rắn khác như nhiệt và kỵ khí.

Tính chất: sealant polymer tạo thành các mối nối linh hoạt vĩnh viễn, điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng trong các khớp chuyển động.

Ứng dụng trong công nghiệp: sealant polymer phổ biến nhất ở những vị trí cần các khe co giãn. Các mối nối cầu và gạch cũng sử dụng sealant polymer. Ngoài ra, sealant gốc polymer có thể được sử dụng cho lắp kính & mặt dựng toà nhà.

Sealant gốc phenol

Sealant gốc phenol thường được coi là sự kết hợp của phenol và fomandehit. Các selant này không chỉ làm kín các mối nối mà còn mang lại hiệu quả liên kết tốt. Sealant gốc phenol cũng là loại sealant duy nhất tồn tại ở dạng bột, chất lỏng và film.

Tính chất: keo sealant phenol đặc biệt nổi tiếng về khả năng chịu nhiệt độ cao và sự dao động nhiệt độ. Sealant cũng có đặc tính kết dính tốt.

Ứng dụng trong công nghiệp: sealant gốc phenol thích hợp cho các ứng dụng liên quan đến niêm phong (dán kín) và dán ván ép, xây dựng các tòa nhà và trong các ngành thiết bị.

Sealant epoxy công nghiệp

khi tìm kiếm độ bền cực cao, sealant epoxy là giải pháp nổi bật nhất. Sealant epoxy thường được cung cấp dưới dạng 2 thành phần bao gồm resin và chất làm cứng, tương tự như keo epoxy. 2 thành phần được trộn với nhau với tỷ lệ được đặt riêng cho từng sản phẩm. Sealant epoxy đóng rắn ở nhiệt độ phòng, nhưng đôi khi cần thêm nhiệt để đông cứng hoàn toàn.

Tính chất: sealant epoxit nổi tiếng nhất về độ bền và độ dẻo dai. Sealant epoxy là một trong số ít sealant có đặc tính kết dính đặc biệt.

Ứng dụng trong công nghiệp: do sức mạnh mà selant epoxit phổ biến trong các ngành công nghiệp bao gồm ô tô, hàng hải và hàng không. Chúng cũng cung cấp khả năng cách điện đặc biệt và trở thành ứng dụng hoàn hảo cho các thiết bị điện tử.

Sealant Acrylic công nghiệp

Sealant acrylic có từ axit acrylic thông qua phản ứng xúc tác. Sealant này có thể đóng rắn thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Khi đóng rắn bằng nhiệt, thời gian đóng rắn là ngắn nhất.

Tính chất: sealant acrylic có đặc tính liên kết. Ngoài ra, sealant acrylic có thể sơn được, không mùi và linh hoạt. Sealant acrylic cũng là một lựa chọn cho các ứng dụng ngoài trời vì nó có khả năng chống lại các yếu tố của thời tiết. Lưu ý rằng acrylic dễ bị hư hỏng do hóa chất và không nên được áp dụng ở những nơi có khả năng tiếp xúc với hóa chất.

Ứng dụng trong công nghiệp: các ứng dụng phổ biến nhất của sealant acrylic bao gồm niêm phong cửa ra vào và khung cửa sổ.

Sealant silicone công nghiệp

Sealant gốc silicone là sealant công nghiệp phổ biến nhất vì ứng dụng đa năng, mạnh mẽ và giá cả phải chăng. Tuổi thọ từ 10 – 20 năm. Sealant silicone tồn tại ở hai loại là trung tính & acetoxy.

Tính chất: Sealant silicone mạnh và bịt kín tốt. Sealant silicone có thể được sửa đổi (hoặc biến tính) để có các tính chất đặc biệt như khả năng chịu nhiệt và hóa chất.

Ứng dụng trong công nghiệp: phạm vi sử dụng công nghiệp của sealant silicone rất rộng như: trám khe kết cấu và làm kín các ổ cắm điện.

Các vật liệu tương thích với sealant công nghiệp

Khi lựa chọn sealant công nghiệp, một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét là khả năng tương thích của sản phẩm với chất nền. Dưới đây là danh sách các vật liệu/chất nền tương thích mà sealant công nghiệp có thể ứng dụng:

  • Bê tông: một trong những vật liệu xây dựng phổ biến nhất, bê tông có thể được bịt kín bằng sealant polymer.
  • Kim loại: sealant silicone và polymer thường mang lại kết quả tốt nhất cho các mối nối kim loại. Silicone hoạt động đặc biệt tốt trên nhôm, sắt và thép.
  • Vật liệu xốp: sealant có độ nhớt cao hoặc cấu trúc dạng gel hoạt động tốt nhất trên bề mặt xốp. Silicone, polymer và epoxy phổ biến trên các vật liệu xốp.
  • Dệt may: sealant gốc phenol và silicone hoạt động tốt nhất trên vải.
  • Chất dẻo/nhựa: sealant silicone và polymer hoạt động tốt nhất trên bề mặt nhựa tùy thuộc vào thành phần của nhựa.
  • Ceramic/Gốm sứ: sealant epoxy, silicone và acrylic mang lại kết quả tốt nhất trên bề mặt gốm phi kim loại.

Thông tin liên hệ

Hitta chuyên cung cấp các loại keo & băng keo chuyên dụng cho cả ngành công nghiệp và thương mại, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất:

  • ☎️ Hotline: 090.8611.011 (Mr. Dương).
  • ✉️ Email: hittajsc@hitta.vn

Tham khảo sản phẩm:

Giải pháp có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết
Exit mobile version