Tư vấn chọn mối ghép và bề mặt cần kết dính

Tư vấn chọn mối ghép và bề mặt cần kết dính

05/07/21
Tư vấn chọn loại mối ghép và bề mặt cần kết dính

Các chất kết dính cho phép nâng cao tính thẩm mỹ, giúp trọng lượng nhẹ hơn và cải thiện hiệu suất cuối cùng. Các giải pháp băng keo & keo thay thế mối nối truyền thống, cho phép sản xuất sản phẩm sáng tạo hơn & hiệu quả hơn. Trong bài viết này Hitta giúp bạn tìm được loại kết dính phù hợp.

Mối nối truyền thống so với chất kết dính

Hàn là tiêu chuẩn công nghiệp để lắp ráp các vật nặng nhưng yêu cầu chuyên môn và không thể hàn được các bề mặt khác nhau (chẳng hạn: nhôm với thép). Bu lông cho phép kiểm soát mô-men xoắn chính xác và có thể tháo rời hoặc thay thế được, tuy nhiên, bu lông cần khoan lỗ trên bề mặt. Vít được sử dụng phổ biến nhưng có thể không chịu được nhiều ứng suất và có thể bị ăn mòn.

Các chất kết dính điển hình là băng keo & keo có thể mang lại nhiều lợi ích thay thế cho các phương pháp truyền thống.

  • Keo có thể phù hợp với hình dạng của mối ghép để lấp đầy các khoảng trống & cung cấp các liên kết mạnh mẽ.
  • Băng keo cung cấp độ dày và kích thước liên kết phù hợp với khả năng cung cấp khả năng dính chặt & xử lý ngay lập tức cho phép lắp ráp dễ dàng.

Cả keo & băng keo đều có nhiều định dạng cung cấp sự linh hoạt trong thiết kế và sản xuất. Ngoài ra, keo & băng keo có nhiều điểm mạnh khác nhau để phù hợp với nhiều yêu cầu riêng của các bề mặt khác nhau.

Keo & băng keo công nghiệp mang lại những lợi ích so với các phương pháp truyền thống:

  • Loại bỏ khoan, đục lỗ giúp giảm chi phí lao động & các công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm.
  • Sử dụng vật liệu dán dính nhẹ hơn, mỏng hơn giúp giảm trọng lượng sản phẩm.
  • Phân phối ứng suất đồng đều trên liên kết để tối ưu hóa hiệu suất.
  • Liên kết các bề mặt khác nhau để tạo ra các thiết kế mới và ngăn ngừa ăn mòn.
  • Gắn và lắp kín đồng thời giúp đơn giản hoá các bước quy trình.
  • Giảm rung để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Các yếu tố kết dính

Để tạo thành một liên kết mạnh mẽ, chất kết dính phải tiếp xúc tốt với bề mặt của mỗi vật liệu. Do đó, chất kết dính phải được lựa chọn với sự hiểu biết về năng lượng bề mặt và yêu cầu về độ sạch của bề mặt vật liệu. Ngoài ra, chất kết dính phải có đủ cường độ kết dính để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng.

Năng lượng bề mặt & khả năng dính

Năng lượng bề mặt là một đặc tính vật lý của bề mặt vật liệu quyết định liệu chất kết dính có dính tốt với vật liệu không.

Trên một vật liệu có năng lượng bề mặt cao, chất lỏng sẽ lan ra; trên vật liệu có năng lượng bề mặt thấp, chất lỏng sẽ chống lại sự lan chảy và kết hạt. Chất kết dính phải có khả năng chảy lan ra bề mặt của vật liệu để kết dính tốt.

Để chọn chất kết dính thích hợp, điều quan trọng là phải hiểu năng lượng bề mặt của tất cả các vật liệu.

Độ sạch của bề mặt cũng là một yếu tố quyết định, một số chất kết dính yêu cầu độ sạch của bề mặt cao, trong khi đối với những chất kết dính khác thì ít quan trọng hơn.

Độ kết dính

Độ kết dính là sức mạnh bên trong của chất kết dính và là khả năng của chất kết dính tự giữ lại với nhau khi chịu áp lực.

Cường độ kết dính càng cao thì chất kết dính càng mạnh. Điều quan trọng là phải xem xét các loại ứng suất cụ thể sẽ tác động lên mối nối kết dính. Ứng suất thông thường bao gồm kéo, tách, bong tróc v.v..

Độ bền kết dính được xác định bởi thành phần hóa học của chất kết dính. Sức mạnh của chất kết dính bao gồm nhiều loại, từ keo PSA đến chất kết dính kết cấu epoxy và acrylic. Biết được độ lớn và tần suất của ứng suất  sẽ rất hữu ích trong việc lựa chọn chất kết dính có độ bền kết dính tốt nhất cho nhiệm vụ đang thực hiện.

Các loại bề mặt cần kết dính

Kim loại

Kim loại, đặc biệt là những kim loại phổ biến như thép hoặc nhôm, rất chắc, bền, dễ gia công, tiết kiệm chi phí và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Chúng có năng lượng bề mặt cao và thường dễ liên kết với việc chuẩn bị bề mặt thích hợp. Nhiều ưu điểm của chất kết dính với kim loại bao gồm lấp đầy khoảng trống và cô lập, đặc biệt có lợi trong việc liên kết các kim loại với nhau.

Vật liệu truyền thống

Bao gồm  thủy tinh, gốm (ceramic), bê tông, cũng như các vật liệu tự nhiên như gỗ, vải dệt, da và đá. Những vật liệu này có năng lượng bề mặt trung bình và khá dễ liên kết, nhưng mỗi loại đều cần có sự cân nhắc cụ thể về việc chuẩn bị bề mặt và độ sạch. Hitta có các chất kết dính được thiết kế đặc biệt để kết dính từng loại vật liệu này.

Nhựa tổng hợp

Đây thường là những loại nhựa cứng, bền, hoạt động tốt ở nhiệt độ cao như polycarbonate, ABS, urethane foam, v.v…. Nhựa tổng hợp có thể trải qua các quá trình xử lý và không quá khó để kết dính.

Nhựa LSE

Nhựa LSE hay nhựa  có năng lượng bề mặt thấp có khả năng chống thấm ướt vốn có, điều này làm cho quá trình lựa chọn chất kết dính trở nên quan trọng hơn. Ví dụ như polypropylene, polyethylene, polystyrene và nhiều loại sơn phủ bột. Hitta có các chất kết dính nhựa đặc biệt để kết dính các vật liệu này.

Các loại mối ghép

Để xác định loại chất kết dính nào sẽ hoạt động tốt nhất, chúng ta cần xác định đúng loại mối ghép. Dưới đây là 6 kiểu lắp ráp có các đặc điểm thiết kế khác nhau thường thường được dán dính bằng băng keo & keo sẽ cho kết quả tốt nhất.

Dán khung, thanh tăng cứng

Dán các chi tiết nhỏ

Dán các bề mặt lớn

Gắn & cắt phần đính kèm

Dán các miếng đệm

Dán kín, chịu lực

Gốc độ nhà sản xuất & thiết kế

Một trong những cách nhanh nhất để tìm ra giải pháp băng keo & keo tối ưu là xem xét sản phẩm sẽ được sản xuất và sử dụng như thế nào. Ví dụ, sản xuất sẽ là thủ công hay tự động? khoảng trống cho kết nối nhiều hay ít?Tốc độ ra sản phẩm mới? Có bất kỳ thông số kỹ thuật ngành nào mà sản phẩm của bạn cần đáp ứng không?

Công đoạn sản xuất

Dưới đây là một số câu hỏi chính về quy trình sản xuất cần xem xét.

  • Quy trình dây chuyền sản xuất và lắp ráp hiện tại của bạn là gì?
  • Chất kết dính có cần phải phù hợp với quy trình hiện tại? quy trình / thiết bị có thể thay đổi không?
  • Công đoạn lắp ráp cần thực hiện nhanh như thế nào trong quy trình sản xuất?
  • Có cần phải định vị lại các mối nối hay không?
  • Các yêu cầu về môi trường, sức khỏe, an toàn và quy định là gì?

Bất kỳ yếu tố nào trong số này đều có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn chất chất kết dính.

Thành phẩm

Hiệu suất của sản phẩm cuối cùng là rất quan trọng. Các câu hỏi cần điểm qua để lựa chọn chất kết dính đúng bao gồm:

  • Thành phẩm được sử dụng như thế nào và ở đâu?
  • Chất kế dính được sử dụng cho một sản phẩm hoàn chỉnh, hay chỉ là một bộ phận lắp ráp phụ chuyển đến một nhà sản xuất khác?
  • Chất kết dính sẽ tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt nơi có nhiệt độ, tia cực tím, rung động, va đập, độ ẩm hoặc mưa sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít?
  • Có các yêu cầu, tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu đặc điểm kỹ thuật chi tiết khác không?

Tất cả đều là những cân nhắc quan trọng trong việc đưa ra lựa chọn cuối cùng của bạn. Bạn vẫn còn thắc mắc? hãy liên hệ Hitta để được chuyên gia tư vấn chi tiết nhé:

  • ☎️ Hotline: 090.8611.011 (Mr. Dương)
  • ✉️ Email: hittajsc@hitta.vn
Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

3 + 4 =

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lợi ích của việc sử dụng băng keo hai mặt khi muốn liên kết các bề mặt khác nhau

Lợi ích của việc sử dụng băng keo hai mặt khi muốn liên kết các bề mặt khác nhau

Dòng sản phẩm băng keo hai mặt mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển các sản phẩm và bộ phận lắp ráp. Chúng dễ lắp ráp hơn và thường không yêu cầu các công cụ chuyên dụng trong quá trình làm việc, có thể thi công ở các thời điểm và địa điểm khác nhau. Đặc biệt băng keo hai mặt còn có khả năng liên kết các bề mặt khác nhau giúp các nhà thiết kế có thể tự do sáng tạo.

Hướng dẫn dán kính với kim loại bằng băng keo hai mặt Bowtape 708GSX

Hướng dẫn dán kính với kim loại bằng băng keo hai mặt Bowtape 708GSX

Băng keo hai mặt đã và đang được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như sản xuất ô tô, công trình xây dựng, … Chúng có thể liên kết các loại vật liệu có bề mặt khác nhau như kính và kim loại, gỗ và kim loại, … Vậy làm sao để dán kính và kim loại lại với nhau bằng băng keo hai mặt?

6 “Thủ phạm” làm băng keo hai mặt không dính và cách khắc phục

6 “Thủ phạm” làm băng keo hai mặt không dính và cách khắc phục

Băng keo hai mặt là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống và là công cụ cực kỳ hữu ích trong xây dựng, sản xuất ô tô, … Nhưng đôi lúc ta bắt gặp các trường hợp băng keo hai mặt không dính như mình mong muốn.
Những lúc như vậy, ta thường cho rằng bản thân cuộn băng keo không đủ chất lượng, nhưng có một số “thủ phạm” thông thường mà ta cần xem xét trước tiên. Dưới đây là 6 “thủ phạm” làm băng keo hai mặt không dính và cách khắc phục.

Ai là người phát minh ra băng keo?

Ai là người phát minh ra băng keo?

Băng keo (hay còn gọi là băng dính) được sử dụng trong y học, đóng gói, niêm phong, sữa chữa và vô vàng những ứng dụng khác. Băng keo có thể được sản xuất bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Cùng tìm hiểu xem ai là người đã phát minh ra băng keo và quá trình phát triển của nó như thế nào nhé!

Giải pháp băng keo hai mặt Bowtape 708GSX cho hệ thống cửa xe ô tô

Giải pháp băng keo hai mặt Bowtape 708GSX cho hệ thống cửa xe ô tô

Các nhà sản xuất hiện nay đã chuyển qua sử dụng băng keo hai mặt để sản xuất ô tô, một trong các bộ phận đó là hệ thống cửa xe. Cửa xe là nơi người dùng tiếp xúc đầu tiên khi muốn sử dụng xe, tần suất sử dụng cực kỳ cao nên các sản phẩm sử dụng cho cửa xe cũng đòi hỏi phải có chất lượng tốt. Vì băng keo hai mặt có thể dán các bề mặt có vật liệu khác nhau, thay thế hoàn toàn các phương pháp truyền thống, ngoài ra còn có thời gian sử dụng lên đên hàng chục năm nên rất được lòng các đơn vị sản xuất ô tô.