Bảo vệ sức khỏe khỏi bụi mịn PM2.5

bởi | 19/11/21 | Khẩu trang

Chúng ta thường nghe thông tin về loại bụi mịn PM2.5 làm ô nhiễm không khí và gây hại lớn đến sức khỏe. Vậy bụi PM2.5 là gì? Làm sao để bảo vệ sức khỏe khỏi bụi mịn PM2.5?

Bụi mịn PM2.5 là gì?

Bụi là hỗn hợp các hợp chất dạng rắn hoặc lỏng bay trôi nổi trong không khí, các hợp chất có trong bụi còn được gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM. Trong đó, các hạt bụi có kích thước siêu vi (micron) được biết đến nhiều nhất như:

  • PM10: Loại bụi mịn có đường kính từ 2.5 – 10 micron kích thước bằng một phần triệu mét.
  • PM2.5: Loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 micron.
  • PM1.0: Loại bụi siêu mịn có kích thước 1 micron.
  • Bụi nano PM0.1: Loại bụi siêu mịn có kích thước dưới 0.1 micron.

Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống (so với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 30 lần).

Bụi là hỗn hợp các hợp chất dạng rắn, lỏng bay trôi nổi trong không khí

Nguyên nhân gây ra bụi PM 2.5

Nguyên nhân tự nhiên

  • Cháy rừng: Những vụ cháy rừng lớn trên toàn thế giới phần lớn do biến đổi khí hậu đột ngột gây nên. Sự biến đổi khí hậu đột ngột làm phát tán ra môi trường một lượng lớn bụi, dẫn đến việc môi trường không khí bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.
  • Bụi thiên nhiên: Sa mạc, đất cát, phun trào núi lửa cũng là một trong những nguyên nhân lớn góp phần tạo nên một lượng lớn bụi mịn phát tán trong không khí, làm ô nhiễm không khí.
  • Thời điểm giao mùa: Vào khoảng các tháng 10 – 11 trong năm thường xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày này góp phần làm cho các lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được, từ đó làm cho thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi dày (bụi mịn, siêu mịn, …).
Những vụ cháy rừng lớn trên toàn thế giới phần lớn do biến đổi khí hậu

Nguyên nhân nhân tạo

  • Giao thông vận tải: Các phương tiện cá nhân cũng sản sinh ra lượng khói thải nhất định, cát bụi cuốn theo trong quá trình di chuyển, bào mòn bề mặt đường ra không khí, từ đó làm gia tăng lượng bụi mịn lớn làm ô nhiễm không khí.
  • Sinh hoạt: Việc sử dụng bếp than, bếp củi, dầu để nấu nướng cũng sinh ra lượng khói thải nhất định, làm gia tăng bụi mịn trong không khí.
  • Sản xuất công nghiệp: Các nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp thường thải một lượng lớn khói thải ra môi trường, không khí, từ đó làm gia tăng lượng bụi mịn trong không khí.
  • Rác thải: Rác sinh hoạt, rác công nghiệp làm sản sinh ra vi khuẩn, bụi mịn, từ đó gây ảnh hưởng đến luồng không khí sạch bạn hít thở mỗi ngày.
  • Xây dựng: Quá trình xây dựng chung cư, cao ốc, cầu đường cũng là một nguyên nhân gây ra bụi mịn trong môi trường, ảnh hưởng đến không khí nghiêm trọng.
  • Nông nghiệp: Vận chuyển, đốt rơm rạ sinh ra khói thải độc hại, ảnh hưởng đến luồng không khí sạch trong môi trường.
Các nhà máy thường thải một lượng lớn khói thải ra môi trường

Tác hại của bụi PM2.5

Bụi mịn PM2.5 mang đến những vi khuẩn có hại cho cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng dị ứng da, làm bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu tiếp xúc với lượng bụi mịn nhiều còn có thể gây ra các hiện tượng viêm mũi, đau mắt, các bệnh về tai mũi họng.

Bụi PM2.5 xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua hoạt động hít thở. Sau đó, chúng theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào bề mặt phổi. Khi lượng bụi này tích tụ nhiều theo thời gian có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến phổi của bạn.

Bụi PM 2.5 có thể hấp thụ chất độc, đồng thời mang theo vi khuẩn và virus ngoài môi trường. Chính vì vậy, khi chúng xâm nhập vào cơ thể bạn, chúng sẽ thải độc tố ngầm vào cơ thể bạn, từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch. Vậy nên, những người sống ở các thành phố lớn, có mức độ ô nhiễm cao thường dễ mắc các bệnh vặt hơn những người sống ở những nơi có không khí trong lành.

Lượng bụi này tích tụ nhiều theo thời gian gây ra ảnh hưởng lớn đến phổi

Bên cạnh đó, bụi mịn PM2.5 phá hủy và đẩy nhanh quá trình Apoptosis – một trong những cơ sở sinh bệnh học quan trọng nhất của bệnh tim mạch. Chính vì vậy khi hít phải 1 lượng lớn bụi mịn PM2.5 thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim.

Các nghiên cứu trên não người đã đưa ra cho chúng ta thấy khi chúng ta tiếp xúc với bụi mịn PM2.5, chúng có thể di chuyển từ từ vào não, từ đó thẩm thấu vào và làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa não của chúng ta. Đặc biệt, bụi mịn PM2.5 chứa kim loại được các nhà khoa học nghiên cứu là nguyên nhân gây ung thư và khủng khiếp hơn là biến đổi gen ở người.

Ảnh hưởng tiêu cực của bụi mịn PM2.5 đến sức khỏe con người

Cách phòng tránh bụi mịn PM2.5

Sử dụng khẩu trang chuyên dụng khi ra đường

Khẩu trang là vật hữu ích khi ra đường trong thời điểm ô nhiễm nặng nề hiện nay. Tuy nhiên khẩu trang thông thường không lọc được các hạt bụi siêu mịn PM2.5.

Để lọc bụi tốt nhất bạn nên chọn khẩu trang N95, N99 hoặc khẩu trang lọc khí chuyên dụng. Khẩu trang N95 lọc được 95% bụi kể cả vi khuẩn và vi rút, trong khi khẩu trang y tế thông thường lọc được 30% – 40% lượng bụi.

Khẩu trang N95 lọc được 95% bụi kể cả vi khuẩn và vi rút

Khẩu trang Dräger X-Plore® 1350 NIOSH N95

Khẩu trang Dräger X-Plore® 1750 NIOSH N95

Cách sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn đúng cách

Xem thêm các bài viết khác:

Khẩu trang chống bụi mịn – Vũ khí thời chống dịch

Khẩu trang N95 – Chất lượng kháng khuẩn chuẩn Mỹ

Khẩu trang N95 phòng độc & N95 phẩu thuật khác nhau như thế nào?

Khẩu trang N95 là gì? Hiểu đúng vai trò của khẩu trang N95 và các dòng tương đương

Đánh giá bài viết

THEO DÕI FACEBOOK HITTA:

Bài viết cùng chuyên mục

3M giới thiệu khẩu trang tiêu chuẩn KF94

3M giới thiệu khẩu trang tiêu chuẩn KF94

Khẩu trang tiêu chuẩn KF94 dòng 3M™ 9013 có thể lọc bụi mịn PM2.5, virus, mầm bệnh trong không khí và tác nhân gây dị ứng. Đại diện công ty 3M cho biết dòng khẩu trang mới là nỗ lực của doanh nghiệp trong công cuộc bảo vệ sức khỏe cộng đồng thời dịch. Sản phẩm ứng...

Hiệu quả của các lớp lọc FFP1, FFP2, FFP3 trong khẩu trang như thế nào?

Hiệu quả của các lớp lọc FFP1, FFP2, FFP3 trong khẩu trang như thế nào?

Môi trường không khí đang ngày càng ô nhiễm hơn, đặc biệt tại Việt Nam đã xuất hiện bụi mịn gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là đe dọa trực tiếp đến hệ hô hấp của chúng ta. Sự ô nhiễm không khí gây ra hàng loạt các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, … Vì vậy nên việc sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp của chúng ta tốt hơn.

Đừng kéo khẩu trang xuống cằm nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 rất cao

Đừng kéo khẩu trang xuống cằm nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 rất cao

Sử dụng khẩu trang đã và đang là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa lây lan virus Corona được giới chuyên gia công nhận. Tuy nhiên khi sử dụng khẩu trang như hàng rào phòng vệ, chúng ta cũng cần lưu ý cách sử dụng tuyệt đối không kéo xuống cằm để dễ ăn uống sau đó lại kéo lên sử dụng, như vậy chính là lý do gây phơi nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Đeo khẩu trang trong thời gian dài có sao không?

Đeo khẩu trang trong thời gian dài có sao không?

Trong những thời điểm này khi khẩu trang là vật bất ly thân mỗi khi chúng ta ra đường và là một trong những biện pháp để ngăn chặn sự lây truyền của virut Corona. Có nhiều người quan ngại rằng việc đeo khẩu trang trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy có thể đeo khẩu trang liên tục trong bao lâu? Và liệu đeo khẩu trang thời gian dài có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Những lưu ý khi lựa chọn khẩu trang cho bé

Những lưu ý khi lựa chọn khẩu trang cho bé

Hiện nay với sự phát triển của xã hội, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng lượng khí thải, bụi bẩn, … nhất là ở các đô thị lớn mật độ dân cư đông như Hà Nội, TP.HCM dẫn đến tỷ lệ các bé bị nhiễm một số bệnh hô hấp ngày càng nhiều. Dưới đây là một số chia sẻ đến các bạn cách lựa chọn khẩu trang trẻ em phù hợp để phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ.

Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để chống dịch?

Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để chống dịch?

Hiện nay, việc đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang và khẩu trang vải đang được nhiều người sử dụng nhất thì liệu việc đeo khẩu trang vải có hiệu quả hay không?

5 Vật dụng không thể thiếu trong mùa COVID-19

5 Vật dụng không thể thiếu trong mùa COVID-19

Virus Corona có thể tồn tại với nhiệt độ khoảng 4 – 20°C trong vòng 5 ngày. Nó chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút nếu tồn tại ở nhiệt độ từ 56°C. Tùy theo môi trường, nhiệt độ, độ ẩm mà virus Corona có khả năng sống khác nhau và đặc biệt là hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chính vì vậy, dưới đây là danh sách 6 vật dụng không thể thiếu trong mùa COVID-19 giúp hỗ trợ người dân trong quá trình bảo vệ sức khỏe khỏi virus Corona.

Khả năng lọc bụi của các loại khẩu trang phổ biến hiện nay như thế nào?

Khả năng lọc bụi của các loại khẩu trang phổ biến hiện nay như thế nào?

Thường xuyên phải đối mặt với khói bụi và nắng nóng khi đi ra đường nên việc trang bị các vật dụng bảo vệ cơ thể như tất, găng tay, kính, khẩu trang, … là điều vô cùng cần thiết. Với giá cả rẻ, đa dạng mẫu mã, hợp thời trang, không khó để có được một chiếc khẩu trang trên tay. Thế nhưng, liệu chiếc khẩu trang ấy có thật sự bảo vệ được bạn hay không lại là một câu chuyện khác!