Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

11/01/22
Cach doc cac ky hieu tren da mai Hitta avatar

Đá mài là một dụng cụ đặc biệt được dùng để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn, giúp sản phẩm làm ra đạt được tính thẩm mỹ cao. Mỗi loại đá mài sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, vậy nên bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người biết được những ký hiệu mà nhà sản xuất in trên đá mài có nghĩa như thế nào để dễ lựa chọn loại đá mài mà mình mong muốn.

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Đá mài dẻo Klingspor Đức A46 VZ

Ví dụ ký hiệu của viên đá mài dẻo Klingspor là: 27-A40R-BF

Trong đó:

  • 27 là mã của nhà sản xuất
  • A là tên loại hạt vật liệu mài, ở đây A là ký hiệu của Aluminum Oxide
  • 40 là cỡ hạt mài, người ta phân chia thành các loại hạt như:
    • Loại nhỏ: 8 – 24
    • Loại trung bình: 30 – 60
    • Loại tốt: 70 – 180
    • Loại rất tốt: 220 – 600
  • R là độ cứng của đá mài, được ký hiệu bởi các chữ cái từ A là loại mềm nhất đến Z là loại cứng nhất
  • 125 x 2 x 22,23 mm trong đó:
    • 125 là đường kính ngoài của đá mài
    • 2 là độ dày của đá mài
    • 22,23 là đường kính lỗ của đá mài

Thành phần cấu tạo của đá mài

Đá mài được tạo thành từ các hạt mài (vật liệu mài) và chất dính kết. Hạt mài là thành phần chính của đá mài, mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt.

  • Hạt mài được chế tạo từ các loại vật liệu như Aluminum Oxide (Al₂O₃), Silicon Carbide (SiC), Alumina Zircomia, Ceramic, … với các kích cỡ hạt khác nhau để chế tạo các loại đá mài khác nhau.
  • Chất kết dính dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài: chất kết dính vô cơ như keramit; chất kết dính hữu cơ như bakelit, caosu, … nó quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Aluminum Oxide (Al₂O₃)

Kích cỡ hạt mài

Lựa chọn cỡ hạt của đá mài tuỳ theo độ chính xác và độ nhẵn bề mặt gia công, tính chất vật liệu gia công và diện tích tiếp xúc của bề mặt đá với bề mặt chi tiết gia công. Khi mài thô nên dùng đá mài có cỡ hạt lớn hơn khi mài tinh. Khi gia công kim loại mềm và dẻo, để tránh đá bị nhanh cùn, nên chọn đá mài có cỡ hạt lớn. Ngược lại khi gia công kim loại hay vật liệu cứng, dùng đá mài có hạt nhỏ. Diện tích tiếp xúc giữa đá mài và chi tiết gia công càng lớn đá mài càng cần có hạt lớn và ngược lại.

Độ cứng của đá mài

Độ cứng của đá mài không phải là độ cứng của hạt mài mà là khả năng đối kháng của sự kết dính chống lại sự phá vỡ hạt mài. Độ cứng đóng vai trò quan trọng nhất của hạt mài. Khi ma sát với các vật thể được mài, như bề mặt kim loại, để có thể mài được thì hạt mài phải cứng hơn bề mặt của vật được mài. Độ cứng của hạt mài phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng, vào tính nguyên dạng của cấu trúc tinh thể cũng như độ tinh khiết của tinh thể hạt mài.

Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Cấp độ cứngKý hiệuKhu vực ứng dụng
A, B, C, D, E, F, GCực mềm, rất mềmMài sâu và mài cạnh các vật liệu cứng
H, l, J, K, L, M, N, OTrung bình mềmMài kim loại thông thường
P, Q, R, S, T, U, V, W X, Y, ZCứng, rất cứng, cực cứngMài tròn ngoài, vật liệu mềm

Bảng Độ cứng của bánh mài

Xem thêm các bài viết khác:

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Đá cắt và đá mài khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng máy mài cầm tay an toàn, đúng cách

Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

8 + 14 =

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước

Phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước

Hướng dẫn từng bước phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước. Chỉ với 10 bước đơn giản & dễ thực hiện. Đèn pha là thứ quan trọng nhất cần giữ sạch sẽ trên xe ô tô. Nếu đèn pha bị xước hoặc ố...

Chọn nhám cho gia công dao & nĩa

Chọn nhám cho gia công dao & nĩa

Trong bài viết này, Hitta sẽ nói sơ lược về chọn nhám trong sản xuất dao & nĩa. Nhám băng là công cụ hữu ích để sử dụng trong sản xuất dao & nĩa. Sử dụng nhám băng phù hợp trên máy chà nhám...

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Bất kể là khắc phục vết xước sâu hay vết xước nhỏ, việc sử dụng giấy nhám phù hợp trong quá trình sửa chữa xe ô tô là một phần quan trọng để tạo ra kết quả chất lượng. Bài viết sẽ giúp bạn chọn loại...

Quy trình vận hành nhám an toàn

Quy trình vận hành nhám an toàn

Quy trình vận hành nhám an toàn. một số lưu ý quan trọng trong sử dụng & lưu trữ nhám đúng cách bạn nên biết & tuân thủ. Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhámTư vấn chọn nhám phù hợp theo...

Grit trong nhám là gì?

Grit trong nhám là gì?

Grit có thể được hiểu là độ sạn, tức là tỷ lệ các hạt mài mòn trên bề mặt của nhám. Số grit cao tương đương với số lượng hạt mài mòn càng nhiều, khả năng mài mòn tốt hơn, tạo ra bề mặt mịn hơn. Tư...

Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhám

Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhám

Nhám thường được coi là có khả năng chịu mưa, nóng, lạnh và xử lý thô, nhưng thực tế không phải vậy. Nhám cũng cần được bảo quản đúng cách. Tư vấn chọn nhám phù hợp theo cấu tạoTư vấn chọn hạt nhám...

Tư vấn chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp

Tư vấn chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp

Để chà nhám/mài đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúng ta cần hiểu đặc tính của cả vật liệu & nhám. Trong bài viết này, Hitta cung cấp bảng tra cứu cách chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp nhất. Tìm...

So sánh các loại lớp phủ trên nhám

So sánh các loại lớp phủ trên nhám

So sánh các loại lớp phủ trên nhám. Open Coat, Semi-Closed, Closed Coat là gi? ứng dụng như thế nào? và ảnh hưởng ra sao trong quyết định lựa chọn nhám? Cùng Hitta tìm hiểu nhé. Khi tìm hiểu sâu về...