Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Dac tinh cua hat mai anh huong den da mai nhu the nao Hitta
Dac tinh cua hat mai anh huong den da mai nhu the nao Hitta

Các hạt mài là thành phần chính của đá mài vì vậy nên các đặc tính của đá mài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mài mòn của đá mài. Các đặc tính đó thể hiện qua độ cứng, độ bền, độ ổn định cơ học, độ ổn định nhiệt, độ ổn định hóa học.

Độ cứng

Độ cứng đóng vai trò quan trọng nhất của hạt mài. Khi ma sát với các vật thể được mài, như bề mặt kim loại, để có thể mài được thì hạt mài phải cứng hơn bề mặt của vật được mài. Độ cứng của hạt mài phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng, vào tính nguyên dạng của cấu trúc tinh thể cũng như độ tinh khiết của tinh thể hạt mài.

Tư vấn chọn nhám phù hợp theo cấu tạo

Độ cứng đóng vai trò quan trọng nhất của hạt mài

Độ chắc

Độ chắc của hạt mài được hiểu là khả năng chịu được lực va đập, rung lắc tác động vào nó. Độ chắc thích hợp sẽ đảm bảo cho hạt mài khả năng cắt và tạo ra những lớp cắt mới khi lớp cắt cũ mòn, làm cho hạt mài luôn sắc. Nếu độ chắc thấp, hạt mài sẽ nhanh bị mòn. Ngược lại, nếu độ chắc quá lớn, hạt mài đến khi trơ mà vẫn không có khả năng tạo ra lớp cắt mới.

Độ chắc của hạt mài phụ thuộc vào trạng thái tinh thể, kích thước, hình dạng của hạt mài cũng như phương pháp nhiệt luyện. Ngoài ra, độ chắc của hạt cũng phụ thuộc vào dạng hình học của đá mài.

Tư vấn chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp

Độ bền cơ học

Trong quá trình làm việc, các hạt mài luôn chịu các lực ma sát, rung đập. Khả năng giữ được độ sắc của hạt dưới các tác động đó thể hiện độ bền cơ học của hạt mài. Độ bền cơ học có liên quan trực tiếp đến vật liệu và trạng thái tinh thể của hạt. Nói chung, Aluminum Oxide (Al2O3) có độ bền cơ học cao hơn Silicon Carbide (SiC). Trong các loại Aluminum Oxide thì Alumina Zirconia có độ bền cơ học cao nhất. Trong các loại Silicon Carbide thì Black Silicon Carbide có độ bền cơ học cao hơn Green Silicon Carbide.

So sánh các loại lớp phủ trên nhám

 Độ bền cơ học có liên quan trực tiếp đến vật liệu và trạng thái tinh thể của hạt

Độ ổn định nhiệt và hóa học

Thông thường, nhiệt độ vùng đá mài làm việc lên tới 400 ~ 1000℃. Các hạt mài đòi hỏi phải có khả năng giữ được các tính chất cơ lý trong môi trường nhiệt độ như vậy. Các hạt mài và vật liệu được mài trong quá trình mài tiếp xúc với nhau ở nhiệt độ cao, nên phải đảm bảo không để xảy ra các phản ứng hóa học. Nếu không, các chất tạo ra từ phản ứng hóa học sẽ bám vào mặt đá mài làm cho đá bị cùn, trơ.

Xem thêm các bài viết khác:

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Quy trình vận hành nhám an toàn

Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhám

Đánh giá bài viết
Exit mobile version