Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

12/01/22
Su khac nhau giua da mai tho va da mai min Hitta avatar

Với mỗi ngành nghề liên quan tới xây dựng, công nghiệp, kim loại, gỗ thành phẩm, … đều sẽ phải trải qua việc hoàn thiện sản phẩm bằng khâu mài dũa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân phải trang bị các loại đá mài phù hợp với nhu cầu của mình.

Đá mài thô và đá mài mịn là hai loại đá mài được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình gia công hoàn thiện sản phẩm, nhất là đối với những vật liệu độ cứng cao. Vậy giữa hai loại đá mài này có sự khác nhau như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này để nắm được thông tin chi tiết và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mục đích sử dụng bạn nhé!

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Cả 2 loại đá mài này đều được sử dụng phổ biến để đánh bóng nhiều loại sản phẩm ở trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng vật dụng này lại có điểm khác nhau vì mỗi loại đều sở hữu cho mình những tính năng, đặc điểm khác nhau. Do đó, cần phải chú ý nhiều tới tính năng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng loại nhằm đem tới hiệu quả cao nhất.

Đá mài thô

Đá mài thô xuất hiện từ thế kỷ 19, là một loại đá mài chuyên được sử dụng nhằm mục đích đánh phá bề mặt kim loại, đánh bavia giúp công đoạn đánh bóng sản phẩm được hoàn thiện trong một vài ngành công nghiệp. Nhưng bạn cũng cần phải chú ý tới sản phẩm có chất liệu gì, nếu như với chất liệu mềm chẳng hạn như kẽm, nhôm, … thì đừng nên sử dụng đá mài này vì nó sẽ khiến bề mặt ban đầu bị hư hỏng.

Không nên sử dụng đá mài thô với kim loại kẽm

Đá mài mịn

Nếu đá mài thô mài các chi tiết ở giai đoạn hoàn thiện sản phẩm thì đá mài mịn làm công việc đánh bóng bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, loại đá này còn ưu điểm hơn với khả năng mài các vật liệu mềm. Tóm lại, loại đá mài mịn này cung cấp cho người dùng khả năng đánh bóng bề mặt dễ dàng, nhanh chóng, đồng đều, đẹp mắt. 

Bề mặt đá có độ mịn khá cao, được phủ lớp kim cương nhân tạo với độ bền cao và khả năng mài mòn tốt, thường được cấu tạo từ các chất liệu như: Kim cương, Aluminum Oxide, Silicon Carbide, Alumina Zirconia, Ceramic, … với kích thước đa dạng từ 5 – 3.200 micromet (μm) được liên kết với nhau thông qua chất kết dính Keramit, Bakelit hoặc Vunkahit.

Ngoài ra, nó cũng giúp hạn chế những khuyết điểm đang tồn tại của đá mài thô đó là không sử dụng được chất liệu mềm. Bạn có thể sử dụng đá mài mịn để đánh bóng một số sản phẩm như nhôm, kính, bavia, …

Đá mài mịn có thể sử dụng với kim loại nhôm

Địa chỉ mua đá mài uy tín

Hitta phân phối các dòng sản phẩm đá mài chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như 3M, Klingspor, … Để mua các sản phẩm đá mài chính hãng cũng như được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Liên hệ Hitta để mua các sản phẩm đá mài chính hãng

Xem thêm các bài viết khác:

Đá cắt và đá mài khác nhau như thế nào?

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Sự nổi trội của đá cắt Inox Norton Quantum

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

13 + 6 =

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Đá mài hiện nay được sử dụng rất phổ biến nhất là trong ngành cơ khí. Có thể bạn sử dụng nó hàng ngày hoặc chỉ mới nhìn qua nhưng chưa chắc ai cũng biết về thành phần hay cách chế tạo ra chúng như thế nào.

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Đá cắt, đá mài là phụ kiện ở dòng máy cắt cầm tay, có khả năng chinh phục mọi bề mặt rất hiệu quả. Khi tương thích với máy cắt sẽ làm việc với tốc độ quay lớn. Nếu người dùng không sử dụng đúng cách rất có thể gây ra mất an toàn lao động.

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đá mài là một công cụ dùng để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn mang lại độ thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Do vậy đá mài đã trở thành một vật dụng không thể thiếu, giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất đồ mỹ nghệ, xây dựng với công dụng mài nhẵn, đánh bóng, định hình cho bề mặt của sản phẩm.

Nhám băng là gì và cách chọn nhám băng để có hiệu quả cao nhất

Nhám băng là gì và cách chọn nhám băng để có hiệu quả cao nhất

Nhám băng có kích thước nhỏ thông thường có chiều rộng từ 3m trở xuống, đóng thành băng nhỏ hay thành cuộn thường được dùng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay được cắt nhỏ ra thành từng miếng nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.

Nhám xếp là gì và những loại nhám xếp tại Việt Nam

Nhám xếp là gì và những loại nhám xếp tại Việt Nam

Nhám xếp là một trong những loại vật liệu vô cùng hữu dụng đối với các hoạt động gia công cơ khí nhờ vào khả năng đẩy nhanh tiến độ, đem lại hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí cho nhà sản xuất.

Lựa chọn nhám cho mài gỗ

Lựa chọn nhám cho mài gỗ

Chà nhám gỗ là một quá trình mà nếu thực hiện đúng cách sẽ làm cho bề mặt gỗ trở nên rất mịn. Nói cách khác, chà nhám là quá trình loại bỏ các khuyết điểm trên bề mặt, bao gồm cả các vết xước khỏi...

Sửa chữa các vết nứt và trầy xước cho vỏ tàu

Sửa chữa các vết nứt và trầy xước cho vỏ tàu

Cho dù có cẩn thận đến đâu, vỏ thuyền vẫn có thể xuất hiện các vết nứt, trầy xước và lỗ thủng. Nếu không được bảo trì & sửa chữa ngay lập tức và liên tục, những hư hỏng nhỏ này có thể biến thành...