Sửa chữa các vết nứt và trầy xước cho vỏ tàu

Sửa chữa các vết nứt và trầy xước cho vỏ tàu

01/07/21
Sửa chữa các vết nứt và trầy xước cho vỏ tàu

Cho dù có cẩn thận đến đâu, vỏ thuyền vẫn có thể xuất hiện các vết nứt, trầy xước và lỗ thủng. Nếu không được bảo trì & sửa chữa ngay lập tức và liên tục, những hư hỏng nhỏ này có thể biến thành một vấn đề lớn hơn nhiều.

Bài viết này hướng dẫn cách sửa chữa vết xước sâu hoặc vết nứt trên thân tàu chỉ với 8 bước đơn giản:

Hư hỏng trên tàu

Dễ dàng nhìn thấy dấu hiệu của sự hư hỏng qua lớp sơn gelcoat bị nứt & phồng rộp. Những vấn đề này chiếm phần lớn công việc sửa chữa và bảo trì liên tục cho vỏ của tàu.

Hầu hết các vết nứt hoặc rạn dần dần xuất hiện theo thời gian và là kết quả của việc bề mặt bên ngoài của thuyền bị uốn cong. Các khu vực chính cho vết nứt là những vị trí sử dụng nhựa tổng hợp laminate, ví dụ điển hình là boong cong với bảng điều khiển cabin, xung quanh, gần cửa sổ hoặc vách ngăn.

Theo đó, các vết nứt để lại càng lâu, chúng sẽ càng lan rộng và sâu hơn; cho đến cuối cùng tính toàn vẹn không còn nữa.

Xác định và đánh giá các hư hỏng

Việc sửa chữa đối với loại hư hỏng này thường được thực hiện bằng cách sử dụng chất độn nhựa Epoxy hoặc chất độn sợi thủy tinh / gelcoat.

Khả năng kết hợp màu sắc có thể là một thách thức khi sử dụng các loại nhựa epoxy bán sẵn nhưng khi được thi công đúng cách, nhựa epoxy mang lại một lớp keo chịu nước, cực kỳ bền và có thể được hoàn thiện và sơn lại đúng cách. Hỗn hợp sợi thủy tinh và gelcoat có thể là một lựa chọn tốt hơn để phối màu cho phù hợp với màu của con tàu.

Đánh giá các hư hỏng bằng cách xác định vị trí các khu vực cần chú ý và xác định mức độ. Quyết định xem vết nứt là do va đập hay do uốn cong.

Các vết nứt uốn cong xuất hiện dưới dạng nhiều đường dài, mỏng, phẳng. Các vết nứt do va đập có thể tròn hơn và thường là vết lõm rõ ràng.

Sửa chữa các vết nứt, vết phồng rộp và vết xước sâu

Bước 1: Mài một góc mỏng xung quanh vị trí hư hỏng, để loại bỏ vết nứt hay làm thủng phần bị giộp, việc này có thể thực hiện bằng máy mài góc hoặc Quick Roloc Change hoặc mũi khoan Carbide.

Bạn cũng có thể mài xuống bất cứ cạnh bén nào hoặc mài sâu với giấy nhám hoặc miếng nhám Chà Tay Sia Sponde, bắt đầu với độ hạt P80 đến P150 và kết thúc ở độ nhám P240. Làm sạch vùng đã chà nhám để loại bỏ bụi mài.

Bước 2: Bây giờ, hãy chuẩn bị filler. nếu bãn đang sử dụng keo trám Epoxy mua ở cửa hàng, hãy dán theo hướng dẫn của nhà sản xuất đi kèm với sản hẩm. nếu bạn dùng hỗn hợp Sợi thủy tinh/gelcoat, bạn sẽ cần phủ sợi và gelcoat màu để tạo ra hỗn hợp trám.

Màu con thuyền của bạn có sẵn ở nhà sản xuất, ghi chú số seri, mẫu mã để đảm bảo bạn tìm đúng màu.

Khi trộn chất trám, hãy đảm bảo bạn dán theo đúng hướng dẫn theo đúng tỉ lệ và độ đặc.

Như một sự tham khảo, hãy nghĩ độ đặc như bơ đậu phộng, nó có khả năng bôi trơn nhưng không quá mỏng.

Bước 3: Để trám filler vào vùng bị phá hủy bằng miếng nhựa miết phẳng. Sau khi lấp các vết xước, đảm bảo rằng filler bị nén chặt vào lớp fiber và bề mặt được trám vừa khít bề mặt bằng miếng nhựa miết mặt.

Để hỗn hợp dày hơn bề mặt xung quanh một chút và loại bỏ phần thừa trước khi nó khô. Để Epoxy khô hoàn toàn.

Thời gian khô hoàn toàn phụ thuộc vào một số điều kiện, nhiệt độ, độ ẩm, độ đặc của hỗn hợp. Chạm thử để kiểm tra lớp filler khô chưa, nếu nó chưa khô hoàn toàn, bề mặt sẽ cảm giác dính dính.

Bước 4: Khi mà bạn hài lòng với lớp trám khô hoàn toàn, mài vùng này .

Sử dụng giấy nhám độ hạt P60 hoặc nhám mút mài khô và ướt để loại bỏ bất kì phần nhọn, lồi lên thấy được, sau đó dùng nhám 80 để làm tinh bề mặt, sử dụng máy chà nhám lệch tâm và nhám đĩa Sia Speed P1950 , hoàn thiện với độ hạt P240 khi mà gần hoàn thiện bề mặt cuối. 

Với bề mặt sửa đã được trám filler, sử dụng máy chà nhám rung vuông và nhám đĩa vuông Siaspeed, để giảm bụi và có bề mặt hoàn hảo hơn và ít phải dọn dẹp làm sạch hơn.

Bước 5: nếu như vẫn còn nứt hoặc bề mặt không hoàn thiện, thực hiện lại bước 3 và 4.

Bước 6: Tiếp theo là thổi lại vùng đã trám filler và chà nhám. Để thực hiện điều này, trộn hỗn hợp gelcoat, và chất tăng cứng gelcoat theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phun một lần là cách tốt nhất để đưa hỗn hợp gelcoat lên bề mặt. Phun gelcoat có một số khác biệt so với phun sơn, có thể khá khó để sử dụng, khá bẩn, và không tạo ra bề mặt ưa nhìn ngay lập tức.

Qui trình nhiều bước để đảm bảo bề mặt bóng bảy, liền mạch. Đợi đến khi gelcoat và chất làm cứng khô trước khi mài nhám.

Bước 7: Chà nhám vùng sữa chữa cẩn thận với nhám film FV độ hạt P800 và giấy nhám khô, sau đó hoàn thiện với độ hạt P1200.

Bước 8: Bây giờ, đánh bóng bằng sử dụng compound Norton quick Cutbánh lông cừu 2 mặt Norton.

Hãy chắc chắn sử dụng compound phá trực tiếp trên tiết diện nhỏ bề mặt với áp lực mài nhẹ và tốc độ chậm. Làm sạch bề mặt bằng khăn Norton Blue Magnet.

Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

3 + 11 =

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước

Phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước

Hướng dẫn từng bước phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước. Chỉ với 10 bước đơn giản & dễ thực hiện. Đèn pha là thứ quan trọng nhất cần giữ sạch sẽ trên xe ô tô. Nếu đèn pha bị xước hoặc ố...

Chọn nhám cho gia công dao & nĩa

Chọn nhám cho gia công dao & nĩa

Trong bài viết này, Hitta sẽ nói sơ lược về chọn nhám trong sản xuất dao & nĩa. Nhám băng là công cụ hữu ích để sử dụng trong sản xuất dao & nĩa. Sử dụng nhám băng phù hợp trên máy chà nhám...

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Bất kể là khắc phục vết xước sâu hay vết xước nhỏ, việc sử dụng giấy nhám phù hợp trong quá trình sửa chữa xe ô tô là một phần quan trọng để tạo ra kết quả chất lượng. Bài viết sẽ giúp bạn chọn loại...

Quy trình vận hành nhám an toàn

Quy trình vận hành nhám an toàn

Quy trình vận hành nhám an toàn. một số lưu ý quan trọng trong sử dụng & lưu trữ nhám đúng cách bạn nên biết & tuân thủ. Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhámTư vấn chọn nhám phù hợp theo...

Grit trong nhám là gì?

Grit trong nhám là gì?

Grit có thể được hiểu là độ sạn, tức là tỷ lệ các hạt mài mòn trên bề mặt của nhám. Số grit cao tương đương với số lượng hạt mài mòn càng nhiều, khả năng mài mòn tốt hơn, tạo ra bề mặt mịn hơn. Tư...

Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhám

Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhám

Nhám thường được coi là có khả năng chịu mưa, nóng, lạnh và xử lý thô, nhưng thực tế không phải vậy. Nhám cũng cần được bảo quản đúng cách. Tư vấn chọn nhám phù hợp theo cấu tạoTư vấn chọn hạt nhám...

Tư vấn chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp

Tư vấn chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp

Để chà nhám/mài đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúng ta cần hiểu đặc tính của cả vật liệu & nhám. Trong bài viết này, Hitta cung cấp bảng tra cứu cách chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp nhất. Tìm...

So sánh các loại lớp phủ trên nhám

So sánh các loại lớp phủ trên nhám

So sánh các loại lớp phủ trên nhám. Open Coat, Semi-Closed, Closed Coat là gi? ứng dụng như thế nào? và ảnh hưởng ra sao trong quyết định lựa chọn nhám? Cùng Hitta tìm hiểu nhé. Khi tìm hiểu sâu về...