Ứng dụng của đá mài mặt phẳng trong cuộc sống

Ung-dung-cua-da-mai-mat-phang-trong-cuoc-song-Hitta
Ung-dung-cua-da-mai-mat-phang-trong-cuoc-song-Hitta

Hiện nay trên thị trường đá mài mặt phẳng có nhiều loại nên khá phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào từng loại hạt mài, diện tích, độ cứng mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Dưới đây là một số thông tin chi tiết mọi người có thể tham khảo khi tìm hiểu về đá mài mặt phẳng.

Đá mài mặt phẳng là gì?

Đá mài mặt phẳng được biết tới là sản phẩm chuyên dùng để mài thép là chính. Tùy theo từng diện tích, độ cứng cần mài mà bạn có thể lựa chọn ra sản phẩm phù hợp để đảm bảo độ bền của đá mài và giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.

Đá mài mặt phẳng chuyên dùng để mài thép là chính

Đá mài mặt phẳng có mấy loại?

Phân loại đá mài mặt phẳng theo vật liệu cần mài:

  • Mài thô thép: Để dùng đá mài mặt phẳng cho việc mài thô (mài thô là quá trình đánh phá bề mặt kim loại, đánh bavia giúp công đoạn đánh bóng sản phẩm được hoàn thiện). Bạn cần chọn loại đá có độ mài lớn, hạt cứng và chắc, nên chọn đá mài có hạt mài 32A hoặc 5SG được sử dụng phổ biến hơn cả, loại đá này làm việc rất tốt trên nhôm, gang xám, gang cầu, thép cacbon mềm, thép cứng, thép công cụ, thép không gỉ.

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Những điều cần biết khi muốn lựa chọn đá mài thô

Hạt mài của đá mài mặt phẳng mài thô thép cứng và chắc

  • Mài bán tinh thép: Đây là công việc yêu cầu cao về độ mịn của bề mặt vật liệu. Do đó loại đá mài mặt phẳng với hạt mài hiệu số 38A (màu trắng), phù hợp để mài thép carbon mềm, thép công cụ và kể cả các siêu hợp kim.

Việc mài bán tinh thép có yêu cầu cao về độ mịn của vật liệu

Phân loại đá mài mặt phẳng theo diện tích cần mài:

  • Đá mài vật liệu bề mặt nhỏ: Bạn nên chọn loại đá mài mặt phẳng có đường kính 180mm với độ dày khoảng 6.4mm.
  • Đá mài vật liệu với bề mặt có diện tích trung bình: Chọn loại đá mài mặt phẳng có kích thước 205mm hoặc 255mm với độ dày đá là 13mm và 19mm.
  • Đá mài vật liệu có diện tích lớn: Loại đá này thường dùng trong môi trường chuyên nghiệp với các loại máy mài 2 đá có kích thước đĩa mài lớn trên 300mm.

Đá mài mặt phẳng được ứng dụng như thế nào?

Bề mặt đá mài mặt phẳng được tạo nên từ những loại hạt mài và kết hợp thêm chất kết dính cao cấp. Hạt mài được dùng chủ yếu là Aluminum Oxide với độ cứng đạt từ 1800 – 2200kg/mmᒾ và độ chắc cao. Do đó, đá mài loại này thường phù hợp để mài thép, mài gang và một số vật liệu khác có cùng tính chất.

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?

Tác dụng chính của đá mài mặt phẳng là tạo độ phẳng, nhẵn bóng cho bề mặt của vật liệu, loại bỏ những vết trầy xước, tẩy bụi bẩn, phục vụ tốt cho công đoạn phủ vecni, sơn hoặc làm đẹp cho nhiều loại sản phẩm khác.

Đá mài mặt phẳng dùng để tạo độ phẳng, nhẵn bóng cho bề mặt của vật liệu

Phần lớn những loại đá mài mặt phẳng hiện nay đều dùng được ở 2 mặt vì thế nên có thể kéo dài thời gian sử dụng, tiết kiệm tối đa chi phí. Khi thực hiện công đoạn mài mòn, đá mài sẽ tạo ra các lớp bụi, vì thế nên khi sử dụng bạn cũng cần chú ý phải mặc đồ bảo hộ lao động như kính mắt, khẩu trang, găng tay để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất nhé!

Vừa rồi là một số những thông tin cơ bản liên quan tới sản phẩm đá mài mặt phẳng. Nếu muốn mua đá mài chính hãng và được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua:

  • ☎️ Hotline: 090.8611.011 (Mr. Dương).
  • ✉️ Email: hittajsc@hitta.vn

Xem thêm các bài viết khác:

Bỏ túi các nguyên tắc sau khi sử dụng đá mài góc

Những điều cần biết khi muốn lựa chọn đá mài thô

Đá mài nào sử dụng cho kim loại màu?

Cách đọc các ký hiệu trên đá mài

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đánh giá bài viết
Exit mobile version