Đá mài là một dụng cụ đặc biệt được dùng để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn, giúp sản phẩm làm ra đạt được tính thẩm mỹ cao. Mỗi loại đá mài sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, vậy nên bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người biết được những ký hiệu mà nhà sản xuất in trên đá mài có nghĩa như thế nào để dễ lựa chọn loại đá mài mà mình mong muốn.
Cách đọc các ký hiệu trên đá mài
Đá mài dẻo Klingspor Đức A46 VZ
Ví dụ ký hiệu của viên đá mài dẻo Klingspor là: 27-A40R-BF
Trong đó:
- 27 là mã của nhà sản xuất
- A là tên loại hạt vật liệu mài, ở đây A là ký hiệu của Aluminum Oxide
- 40 là cỡ hạt mài, người ta phân chia thành các loại hạt như:
- Loại nhỏ: 8 – 24
- Loại trung bình: 30 – 60
- Loại tốt: 70 – 180
- Loại rất tốt: 220 – 600
- R là độ cứng của đá mài, được ký hiệu bởi các chữ cái từ A là loại mềm nhất đến Z là loại cứng nhất
- 125 x 2 x 22,23 mm trong đó:
- 125 là đường kính ngoài của đá mài
- 2 là độ dày của đá mài
- 22,23 là đường kính lỗ của đá mài
Thành phần cấu tạo của đá mài
Đá mài được tạo thành từ các hạt mài (vật liệu mài) và chất dính kết. Hạt mài là thành phần chính của đá mài, mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt.
- Hạt mài được chế tạo từ các loại vật liệu như Aluminum Oxide (Al₂O₃), Silicon Carbide (SiC), Alumina Zircomia, Ceramic, … với các kích cỡ hạt khác nhau để chế tạo các loại đá mài khác nhau.
- Chất kết dính dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài: chất kết dính vô cơ như keramit; chất kết dính hữu cơ như bakelit, caosu, … nó quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.
Đá mài được làm từ những thành phần nào?
Aluminum Oxide (Al₂O₃)
Kích cỡ hạt mài
Lựa chọn cỡ hạt của đá mài tuỳ theo độ chính xác và độ nhẵn bề mặt gia công, tính chất vật liệu gia công và diện tích tiếp xúc của bề mặt đá với bề mặt chi tiết gia công. Khi mài thô nên dùng đá mài có cỡ hạt lớn hơn khi mài tinh. Khi gia công kim loại mềm và dẻo, để tránh đá bị nhanh cùn, nên chọn đá mài có cỡ hạt lớn. Ngược lại khi gia công kim loại hay vật liệu cứng, dùng đá mài có hạt nhỏ. Diện tích tiếp xúc giữa đá mài và chi tiết gia công càng lớn đá mài càng cần có hạt lớn và ngược lại.
Độ cứng của đá mài
Độ cứng của đá mài không phải là độ cứng của hạt mài mà là khả năng đối kháng của sự kết dính chống lại sự phá vỡ hạt mài. Độ cứng đóng vai trò quan trọng nhất của hạt mài. Khi ma sát với các vật thể được mài, như bề mặt kim loại, để có thể mài được thì hạt mài phải cứng hơn bề mặt của vật được mài. Độ cứng của hạt mài phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng, vào tính nguyên dạng của cấu trúc tinh thể cũng như độ tinh khiết của tinh thể hạt mài.
Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?
Cấp độ cứng | Ký hiệu | Khu vực ứng dụng |
---|---|---|
A, B, C, D, E, F, G | Cực mềm, rất mềm | Mài sâu và mài cạnh các vật liệu cứng |
H, l, J, K, L, M, N, O | Trung bình mềm | Mài kim loại thông thường |
P, Q, R, S, T, U, V, W X, Y, Z | Cứng, rất cứng, cực cứng | Mài tròn ngoài, vật liệu mềm |
Bảng Độ cứng của bánh mài
Xem thêm các bài viết khác:
Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay
Đặc tính của hạt mài ảnh hưởng đến đá mài như thế nào?
Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài