Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

12/01/2022

Với mỗi ngành nghề liên quan tới xây dựng, công nghiệp, kim loại, gỗ thành phẩm, … đều sẽ phải trải qua việc hoàn thiện sản phẩm bằng khâu mài dũa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân phải trang bị các loại đá mài phù hợp với nhu cầu của mình.

Đá mài thô và đá mài mịn là hai loại đá mài được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình gia công hoàn thiện sản phẩm, nhất là đối với những vật liệu độ cứng cao. Vậy giữa hai loại đá mài này có sự khác nhau như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này để nắm được thông tin chi tiết và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mục đích sử dụng bạn nhé!

Sự khác nhau giữa đá mài thô và đá mài mịn

Cả 2 loại đá mài này đều được sử dụng phổ biến để đánh bóng nhiều loại sản phẩm ở trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng vật dụng này lại có điểm khác nhau vì mỗi loại đều sở hữu cho mình những tính năng, đặc điểm khác nhau. Do đó, cần phải chú ý nhiều tới tính năng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng loại nhằm đem tới hiệu quả cao nhất.

Đá mài thô

Đá mài thô xuất hiện từ thế kỷ 19, là một loại đá mài chuyên được sử dụng nhằm mục đích đánh phá bề mặt kim loại, đánh bavia giúp công đoạn đánh bóng sản phẩm được hoàn thiện trong một vài ngành công nghiệp. Nhưng bạn cũng cần phải chú ý tới sản phẩm có chất liệu gì, nếu như với chất liệu mềm chẳng hạn như kẽm, nhôm, … thì đừng nên sử dụng đá mài này vì nó sẽ khiến bề mặt ban đầu bị hư hỏng.

Không nên sử dụng đá mài thô với kim loại kẽm

Đá mài mịn

Nếu đá mài thô mài các chi tiết ở giai đoạn hoàn thiện sản phẩm thì đá mài mịn làm công việc đánh bóng bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, loại đá này còn ưu điểm hơn với khả năng mài các vật liệu mềm. Tóm lại, loại đá mài mịn này cung cấp cho người dùng khả năng đánh bóng bề mặt dễ dàng, nhanh chóng, đồng đều, đẹp mắt. 

Bề mặt đá có độ mịn khá cao, được phủ lớp kim cương nhân tạo với độ bền cao và khả năng mài mòn tốt, thường được cấu tạo từ các chất liệu như: Kim cương, Aluminum Oxide, Silicon Carbide, Alumina Zirconia, Ceramic, … với kích thước đa dạng từ 5 – 3.200 micromet (μm) được liên kết với nhau thông qua chất kết dính Keramit, Bakelit hoặc Vunkahit.

Ngoài ra, nó cũng giúp hạn chế những khuyết điểm đang tồn tại của đá mài thô đó là không sử dụng được chất liệu mềm. Bạn có thể sử dụng đá mài mịn để đánh bóng một số sản phẩm như nhôm, kính, bavia, …

Đá mài mịn có thể sử dụng với kim loại nhôm

Địa chỉ mua đá mài uy tín

Hitta phân phối các dòng sản phẩm đá mài chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như 3M, Klingspor, … Để mua các sản phẩm đá mài chính hãng cũng như được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Liên hệ Hitta để mua các sản phẩm đá mài chính hãng

Xem thêm các bài viết khác:

Đá cắt và đá mài khác nhau như thế nào?

Đá mài được làm từ những thành phần nào?

Những lưu ý an toàn khi sử dụng đá cắt đá mài

Sự nổi trội của đá cắt Inox Norton Quantum

Đá mài là gì và phân loại đá mài phổ biến hiện nay

Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

1 + 5 =