Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để chống dịch?

27/11/2021

Hiện nay, việc đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang và khẩu trang vải đang được nhiều người sử dụng nhất thì liệu việc đeo khẩu trang vải có hiệu quả hay không?

Đeo khẩu trang có tác dụng gì?

Hiện nay, tình hình dịch vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại nên khẩu trang y tế, khẩu trang vải, khẩu trang N95, … luôn được mọi người “săn lùng” mua để phòng chống dịch. Thông thường các loại khẩu trang có tác dụng chính là:

  • Ngăn ngừa bụi bặm.
  • Ngăn ngừa hóa chất, khói xe.
  • Ngăn ngừa virus.

Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để chống dịch?

Hầu hết các loại khẩu trang như: khẩu trang y tế, khẩu trang y tế N95, khẩu trang vải, … đều có thể dùng ngăn giọt bắn của người xung quanh như ho, hắt hơi, nhầy mũi, khạc nhổ bám vào. Tuy nhiên tùy thuộc mỗi loại khẩu trang mà khả năng ngăn chặn vi khuẩn, khói bụi, virus cũng khác nhau.

Khẩu trang vải

Khẩu trang vải có thể làm từ nhiều loại vải khác nhau, có dây đeo vào tai, công dụng lọc hơi khí độc (khói, hơi xăng, dầu, than, …). Khẩu trang vải có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách giặt sạch sau khi dùng, tuy nhiên loại khẩu trang này có nhược điểm là không ôm kín mũi và miệng người dùng nên khả năng bảo vệ người dùng khỏi virus COVID-19 hầu như là không có.

Khả năng bảo vệ người dùng khỏi virus COVID-19 hầu như là không có

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi loại vải không dệt, có gọng mũi và nhiều lớp. Được xem như hàng rào chất lỏng, khẩu trang có tác dụng thấm hút dịch tiết khi thở, ho, hắt xì của người sử dụng với lớp hút ẩm bên trong, có thể chống nước nhờ vào lớp chống thấm bên ngoài.

Khẩu trang y tế như một hàng rào chất lỏng bảo vệ người tiêu dùng

Khẩu trang N95

Khẩu trang N95 có thiết kế ôm sát khuôn mặt và giúp lọc các hạt không khí hiệu quả, được sử dụng một lần. Loại khẩu trang này được thiết kế với khả năng lọc được 95% hạt bụi kích thước nhỏ nhất là 0,3 micromet nhờ màng lọc dày dặn, không thấm dịch từ ngoài bắn vào. Sản phẩm ôm khít vùng miệng và mũi người dùng do có miếng sắt ép khẩu trang vào sống mũi.

Khẩu trang này dùng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp (SARS, cúm A/H1N1, H5N1, lao phổi, …). Vào đầu đại dịch COVID-19, khẩu trang N95 được ưu tiên cho nhân viên ngành y tế, nhưng hiện nay tình hình dịch ổn định hơn nên nhiều người dân cũng sử dụng để phòng bệnh hiệu quả hơn. N95 được đánh giá là loại khẩu trang tốt nhất hiện nay về mặt phòng bệnh.

Khẩu trang N95 có thể lọc được 95% hạt bụi với kích thước nhỏ nhất là 0,3 micromet

Cách đeo khẩu trang đúng cách

Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách:

  • Người dân khi đeo khẩu trang y tế cần đeo che kín cả mũi và miệng. Tránh sờ tay vào khẩu trang trong quá trình đeo.
  • Đeo đúng mặt và đúng chiều. Mặt có màu sẫm hơn phía ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, thanh nẹp mũi hướng lên trên.
  • Khi tháo khẩu trang chỉ nên cầm vào dây đeo qua tai rồi tháo ra và cho vào thùng rác có nắp đậy. Tuyệt đối không được dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo, bởi có thể sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay mình.

Khi đeo khẩu trang y tế cần đeo che kín cả mũi và miệng

Ngoài việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh, người dân cần:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh; súc miệng, họng bằng các loại nước sát khuẩn miệng, họng.
  • Không đến những nơi đang có dịch nếu không cần thiết. Trong trường hợp phải đi thì thực hiện các bước phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Tránh tụ tập chỗ đông người; giữ khoảng cách trên 2m với những người có triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi mắc bệnh.
  • Thường xuyên ăn chín uống sôi, dùng các dụng cụ ăn uống sạch sẽ… cũng cần được áp dụng để phòng ngừa virus Corona.
  • Nếu bản thân có triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi mắc bệnh cần đeo khẩu trang để tránh lây lan, đồng thời đến ngay cơ sở y tế để được cách ly và xét nghiệm chẩn đoán.

Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y Tế

Xem thêm các bài viết khác:

5 Vật dụng không thể thiếu trong mùa COVID-19

Khả năng lọc bụi của các loại khẩu trang phổ biến hiện nay như thế nào?

Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách để tránh lây các bệnh hô hấp

Nên chọn và sử dụng khẩu trang nào để giúp hạn chế nhiễm COVID-19

Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

6 + 2 =