Lựa chọn nhám cho mài gỗ

02/07/2021

Chà nhám gỗ là một quá trình mà nếu thực hiện đúng cách sẽ làm cho bề mặt gỗ trở nên rất mịn. Nói cách khác, chà nhám là quá trình loại bỏ các khuyết điểm trên bề mặt, bao gồm cả các vết xước khỏi bề mặt và do đó làm cho bề mặt nhẵn mịn.

Mức độ thành công khi chà nhám gỗ phụ thuộc phần lớn vào loại nhám được sử dụng. Thường thì các hạt mài mòn nhỏ hơn được sử dụng trong các hoạt động chà nhám liên tiếp để đạt được bề mặt nhẵn như mong muốn.

Ứng dụng cho thương mại hoặc công nghiệp

Nhám dùng trong thương mại là loại nhám thường được tìm thấy trong các cửa hàng kim khí và hầu hết các cửa hàng gia dụng và xưởng gỗ. Các loại nhám này phù hợp với mục đích sử dụng tại nhà và cá nhân. Nhám công nghiệp được làm từ vật liệu chất lượng cao hơn và có thể chịu được sự khắc nghiệt của các yêu cầu trong công nghiệp. Bài viết sẽ tập trung vào nhám sử dụng cho công nghiệp.

Loại hạt mài mòn

Lựa chọn nhám cho mài gỗ

Có 4 loại hạt mài mòn chính được sử dụng trong chế biến gỗ. Đó là: aluminum oxide, garnet, silicon carbideceramic.

Aluminum oxide là một vật liệu dạng hạt có các cạnh bén. Hạt bị mài mòn trong quá trình sử dụng, chà nhám càng mịn càng sử dụng lâu. Độ bén của hạt giúp cho nhám aluminum oxidie có hiệu quả trong việc loại bỏ gỗ nhanh chóng mà nhám vẫn bền lâu.

Garnet có các cạnh tròn hơn, đặc biệt là khi các tinh thể dạng hạt bị vỡ. Mặc dù cạnh tròn này tạo ra lớp hoàn thiện mịn hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là quá trình chà nhám sẽ chậm hơn và nhám sẽ có xu hướng bị mòn nhanh hơn. Đây là một lựa chọn để chà nhám bước cuối cùng.

Silicon carbide là một hạt mài mòn rất cứng. Rất tốt để chà nhám các vật liệu cứng như kim loại và nhựa. Các thớ gỗ quá mềm để làm cho hạt mài mòn Silicon carbide bị vỡ ra để tạo các cạnh cắt mới, vì vậy loại nhám này sẽ nhanh chóng bị mòn khi sử dụng trên gỗ. Việc sử dụng phổ biến nhất đối với loại nhám này trong chế biến gỗ là để chà nhám làm mịn các lớp hoàn thiện giữa các lớp sơn. Silicon carbide cũng được sử dụng để chà nhám các công cụ chế biến gỗ bằng kim loại.

Ceramic là một hạt mài mòn cực kỳ cứng, được sử dụng để loại bỏ gỗ nhanh chóng. Rất bền và đắt tiền. Ceramic sẽ không làm bề mặt quá nhẵn.

Kích thước hạt

Lựa chọn nhám cho mài gỗ

Kích thước của các hạt mài mòn quyết định tốc độ loại bỏ vật liệu và độ nhẵn của bề mặt tạo thành. Kích thước hạt lớn hơn sẽ loại bỏ gỗ nhanh hơn nhưng để lại bề mặt thô hơn.

Chuẩn Bắc Mỹ là CAMI.

Chuẩn Châu Âu là FEPA (nhưng thô hơn một chút đối với các thông số bằng nhau và sử dụng chữ cái “P” ở phía trước ký hiệu số).

Kích thước hạt tiêu biểu để chế biến gỗ bắt đầu từ loại thô nhất: 36, 60, 80, 100, 120, 150, 180, 220, 240, 280, 320, 360, 400, 500, 600, 800, 1000, 1200 và 1500.

Nhìn chung dưới 80 là thô và sẽ được sử dụng để loại bỏ gỗ cao; 80 đến 120 là trung bình và sẽ được sử dụng để loại bỏ gỗ với số lượng vừa phải và loại bỏ các vết xước do chà nhám thô để lại; 180 đến 240 sẽ được sử dụng để đạt được bề mặt khá mịn trước khi gỗ được hoàn thiện, hoặc để nếu vẫn muốn làm mịn hơn có thể dùng 320 hoặc 360. Các hạt mài mịn hơn sẽ được sử dụng chủ yếu để chà nhám giữa các lớp sơn hoàn thiện hoặc để đánh bóng.

Lưng nhám & lớp liên kết

Lựa chọn nhám cho mài gỗ

Lưng nhám trong ngành gỗ thường là giấy, vải và cotton.

Lưng giấy: có nhiều trọng lượng khác nhau, là loại phổ biến nhất cho nhám chế biến gỗ. Trọng lượng giấy nặng hơn được sử dụng với các hạt nhỏ hơn để cung cấp lực cần thiết. Đối với chế biến gỗ, nhám băng giấy luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu do tính chất và độ mịn.

Lưng vài: thường chắc hơn lưng giấy, có nhiều trọng lượng khác nhau, với trọng lượng nặng nhất được sử dụng cho những mục đích sử dụng yêu cầu khắc khe hơn. Cotton được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng polyeste, đặc biệt là cho các vật nặng, cũng được sử dụng.

Các hạt mài mòn được gắn chặt vào lưng nhám bằng một hoặc nhiều lớp chất kết dính. Lưng nhám giấy sử dụng liên kết keo rất linh hoạt và giữ các hạt mài mòn đủ tốt cho các ứng dụng thông thường, liên kết keo được sử dụng cho các hạt mịn hơn. Đối với ứng suất cao và sử dụng nhiều, các liên kết keo không đủ mạnh, vì vậy chất kết dính nhựa resin sẽ được sử dụng.

Lớp phủ nhám

Lựa chọn nhám cho mài gỗ

Nếu có khoảng trống giữa các hạt và chỉ khoảng 1/3 đến 3/4 lượng chất mài mòn được sử dụng trên mỗi khu vực, thì nó được gọi là lớp phủ mở hay open-coat. Nhám có lớp phủ lớp mở sẽ không tải nhanh như nhám có lớp phủ kín (closed-coat). Tải là thuật ngữ kỹ thuật để chỉ tắc nghẽn. Một cách khác để giảm tải là sử dụng chất bôi trơn khô stearat.

Lớp phủ mở (open-coat) sẽ được sử dụng cho gỗ mềm. Lớp phủ kín (closed-coat) thích hợp sử dụng cho gỗ cứng và để làm cho bề mặt mịn hơn.

Ở một số loại nhám, các hạt mài mòn còn được phủ lên một lớp đặc biệt giúp chà nhám cho gỗ và sơn bóng tốt hơn, ngăn ngừa sự vén cục của phôi sớm và tăng tuổi thọ đáng kể.

Loại gỗ

Lựa chọn nhám cho mài gỗ

Đặc điểm chung của gỗ cứng:

  • Cứng hơn.
  • Sợi gỗ ngắn hơn.
  • Độ ẩm gỗ thấp hơn.
  • Không có nhựa cây.

➡️ Sử dụng lớp phủ kín (closed-coat)

Đặc điểm chung của gỗ mềm (gỗ lá kim):

  • Mềm hơn.
  • Sợi gỗ dài hơn.
  • Độ ẩm gỗ cao.
  • Thường có nhựa cây (dầu).

➡️ Độ ẩm cao trong gỗ dẫn đến việc mài nhám khó hơn và dễ bị tắt, đóng cục, gây quá tải. Sử dụng lớp phủ mở (open-coat) là giải pháp khắc phục tốt nhất.

Tổng kết

Lựa chọn nhám cho chà gỗ cần xem xét các tiêu chí để có được kế quả tốt nhất:

  • Loại hạt mài mòn: aluminum oxide, garnet, silicon carbide hay ceramic.
  • Kích thước hạt mài mòn: thường là 40, 60, 80, 120, 240, 360, 400, 600, 800, 2000.
  • Loại lưng nhám: giấy, cotton, polyester.
  • Liên kết: Keo hoặc nhựa resin chịu nhiệt.
  • Lớp phủ: open-coat & closed-coat.

Liên hệ với Hitta để được hỗ trợ & tư vấn chọn nhám chà gỗ thích hợp:

  • ☎️ Hotline: 090.8611.011 (Mr. Dương)
  • ✉️ Email: hittajsc@hitta.vn

Câu hỏi thường gặp FAQ:

Khi nào cần thay nhám khi chà nhám gỗ?

– Khi bề mặt hoàn thiện không được chà nhám đầy đủ / đúng cách
– Phải bắt đầu tăng áp lực làm việc.
– Quá nhiều nhiệt gây ra vết cháy trên thớ gỗ.
– Thói quen của người vận hành

Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

13 + 1 =