Tiêu chuẩn NIOSH 42 CFR 84, EN 149:2001+A1:2009, (EU) 2016/425, AS/NZS 1716/2012 là gì?

Tiêu chuẩn NIOSH 42 CFR 84, EN 149:2001+A1:2009, (EU) 2016/425, AS/NZS 1716/2012 là gì?

bởi | 30/08/21 | Khẩu trang

Tiêu chuẩn NIOSH 42 CFR 84

Tiêu chuẩn NIOSH 42 CFR 84 Quy định về thiết bị bảo vệ đường hô hấp.

Quy tắc này đề cập đến các yêu cầu chứng nhận của NIOSH và Department of Labor/Mine Safety and Health Administration (MSHA) đối với các thiết bị bảo vệ đường hô hấp. NIOSH hiện sẽ có thẩm quyền để kiểm tra và chứng nhận khẩu trang phòng độc.

Chứng nhận này giúp người sử dụng có thể lựa chọn các loại khẩu trang phòng độc từ nhiều loại khẩu trang đã được chứng nhận.

 Tất cả các khẩu trang phòng độc này đáp ứng các tiêu chí do CDC khuyến nghị cho các thiết bị hô hấp được sử dụng trong các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe để bảo vệ chống lại Mycobacterium tuberculosis (Mtb), tác nhân gây ra bệnh lao.

Tất cả các loại khẩu trang phòng độc có khả năng lọc các hạt trong không khí chứng nhận theo quy định của các thử nghiệm bộ lọc hạt.

Các mô hình kiểm tra cho phép sự cải tiến nhằm ưu tiên nâng cao bảo vệ an toàn sức khỏe cũng như tạo điều kiện thách thức, yêu cầu mới với nhà sản xuất và người sử dụng. Nó cũng thúc đẩy các tiến bộ về công nghệ.

Các thay đổi về độ lọc hạt của tiêu chuẩn 43 CFR cải thiện đáng kể hiệu quả của bộ lọc các hạt trong không khí từ xung quanh. Thay đổi này phù hợp với các tiến bộ trong công nghệ bảo vệ đường hô hấp.

Trong các bài kiểm tra các tiêu chuẩn lọc này NIOSH chứng nhận ba loại bộ lọc:

N-, R-, và P- với ba cấp độ hiệu quả là 95%, 99% và 99.97% trong mỗi lớp. 

Tất cả thử nghiệm bộ lọc sẽ sử dụng kích thước hạt Aerosol xuyên thấu nhất và có Đường kính trung bình của dòng khí động học là 0.3 micron. 

Dòng N sẽ được thử nghiệm với hạt Natri clorua (NaCl) phân hủy nhẹ.

Dòng R và P sẽ được thử nghiệm cản trở hạt Aerosol của Dioctylphthalate (DOP) phân hủy cao:

Các bộ lọc được xếp loại N và R được thử nghiệm ở mức tải tối đa là (200 mg). Vì vậy, dòng N và R sẽ có khuyến cáo về giới hạn thời gian sử dụng. 

Các bộ lọc xếp loại P được thử nghiệm với DOP cho đến khi không còn hiệu quả lọc giảm nữa. Vì vậy các bộ lọc xếp hạng P không có quy định về thời gian sử dụng. Tuy nhiên bất kỳ bộ lọc nào cũng bị giới hạn về vệ sinh và khả năng chống thở cho bộ lọc.

Tiêu chuẩn EN 149:2001+A1:2009, (EU) 2016/425

Tiêu chuẩn Châu Âu EN 149:2001+A1:2009 quy định cho các loại khẩu trang phòng độc chống bụi, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được đưa vào thị trường Châu Âu phải được phê duyệt qua tiêu chuẩn này.

 Tiêu chuẩn  EN 149:2001+A1:2009 thay thế tiêu chuẩn EN 149:2001 quy      định về bộ lọc của các thiết bị bảo hộ.

Phân loại theo tiêu chuẩn mới này liên quan đến việc yêu cầu về hiệu suất lọc mới. Nhằm nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng với các thiết bị bảo vệ đường hô hấp ngay cả trong điều kiện khắt khe. Ngoài ra, quy định mới còn để cập đến việc bảo quản và tái sử dụng cho các thiết bị này.

Tiêu chuẩn này phân loại các lớp bảo vệ thành ba loại: FFP1, FFP2, FFP3.

Tiêu chuẩn EN 149:2001+A1:2009 bao gồm các bài kiểm tra:

  • Kiểm tra độ xuyên thấu của bộ lọc và tiếp xúc mở rộng để đánh giá hiệu suất lọc khi còn mới và theo thời gian.
  • Kiểm tra sự cản trở hô hấp của bộ lọc để đánh giá khả năng dễ thở (hít vào thở ra khi sử dụng)
  • Kiểm tra sự rò rỉ bên trong- đánh giá sự thâm nhập của bộ lọc hoặc sự rò rỉ của Van thở trên khẩu trang. Đặc biệt là sự rò rỉ qua các vùng tiếp xúc của khẩu trang và khuôn mặt người đeo đáng chú ý là ở đệm mũi.
  • Khả năng chống tắt nghẽn – đánh giá cho phép khẩu trang tiếp tục được sử dụng. Các sản phẩm có thể tái sử dụng (cũng qua chu kỳ làm sạch cho nhà sản xuất quy định) và bảo quản 24 giờ để xác nhận lại tính năng không bị ảnh hưởng khi sử dụng lại. Bài kiểm tra này bắt buộc cho các sản phẩm có thể tái sử dụng. Nhưng không bắt buộc cho những sản phẩm chỉ dùng một lần.

Các ký hiệu được chỉ định:

  • R : Có thể tái sử dụng.
  • NR: chỉ sử dụng một lần.
  • D: Đáp ứng khả năng chống tắt nghẽn.

Tiêu chuẩn AS/NZS 1716/2012

Tiêu chuẩn AS/NZS 1716/2012 bảo vệ đường hô hấp của Úc và New Zealand.

Tiêu chuẩn này tạo cơ sở cho việc lựa chọn các thiết bị bảo vệ cho người sử dụng ở các cơ sở làm việc của Úc và New Zealand. 

AS/NZS 1716/2012: Cung cấp thông tin đến nhà sản xuất cũng như người sử dụng qua phân loại về hiệu suất. Tiêu chuẩn này bao gồm các đánh giá như:

  • Đánh giá mức độ tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong không khí.
  • Lựa chọn khẩu trang phòng độc phù hợp với điều kiện sử dụng.
  • Đánh giá sức khỏe nhân viên để đảm bảo họ có thể sử dụng loại khẩu trang phòng độc.
  • Kiểm tra sức khỏe và đào tạo nhân viên thường xuyên về cách sử dụng chúng.
  • Các chương trình đánh giá mức độ phù hợp định kỳ của loại khẩu trang đang sử dụng.
  • Và biên bản lưu giữ về những dữ liệu về các đánh giá trên.

Kiểm tra về độ tắt nghẽn (Marking D)

Khẩu trang NR chống tắt nghẽn loại D: các loại khẩu trang đã vượt qua bài test này có thể nói rằng tuổi thọ sử dụng của loại khẩu trang này có thể vượt quá 8 giờ.

Khẩu trang nào đạt các tiêu chuẩn trên?

Khẩu trang Dräger X-Plore® 1350 NIOSH N95 & Khẩu trang Dräger X-Plore® 1750 NIOSH N95 là các khẩu trang đạt các tiêu chuẩn trên. Hitta sẽ giới thiệu thêm các sản phẩm khẩu trang đạt chuẩn khác trong thời gian tới.

Đánh giá bài viết

THEO DÕI FACEBOOK HITTA:

Bài viết cùng chuyên mục

3M giới thiệu khẩu trang tiêu chuẩn KF94

3M giới thiệu khẩu trang tiêu chuẩn KF94

Khẩu trang tiêu chuẩn KF94 dòng 3M™ 9013 có thể lọc bụi mịn PM2.5, virus, mầm bệnh trong không khí và tác nhân gây dị ứng. Đại diện công ty 3M cho biết dòng khẩu trang mới là nỗ lực của doanh nghiệp trong công cuộc bảo vệ sức khỏe cộng đồng thời dịch. Sản phẩm ứng...

Hiệu quả của các lớp lọc FFP1, FFP2, FFP3 trong khẩu trang như thế nào?

Hiệu quả của các lớp lọc FFP1, FFP2, FFP3 trong khẩu trang như thế nào?

Môi trường không khí đang ngày càng ô nhiễm hơn, đặc biệt tại Việt Nam đã xuất hiện bụi mịn gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là đe dọa trực tiếp đến hệ hô hấp của chúng ta. Sự ô nhiễm không khí gây ra hàng loạt các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, … Vì vậy nên việc sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp của chúng ta tốt hơn.

Đừng kéo khẩu trang xuống cằm nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 rất cao

Đừng kéo khẩu trang xuống cằm nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 rất cao

Sử dụng khẩu trang đã và đang là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa lây lan virus Corona được giới chuyên gia công nhận. Tuy nhiên khi sử dụng khẩu trang như hàng rào phòng vệ, chúng ta cũng cần lưu ý cách sử dụng tuyệt đối không kéo xuống cằm để dễ ăn uống sau đó lại kéo lên sử dụng, như vậy chính là lý do gây phơi nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Đeo khẩu trang trong thời gian dài có sao không?

Đeo khẩu trang trong thời gian dài có sao không?

Trong những thời điểm này khi khẩu trang là vật bất ly thân mỗi khi chúng ta ra đường và là một trong những biện pháp để ngăn chặn sự lây truyền của virut Corona. Có nhiều người quan ngại rằng việc đeo khẩu trang trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy có thể đeo khẩu trang liên tục trong bao lâu? Và liệu đeo khẩu trang thời gian dài có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Những lưu ý khi lựa chọn khẩu trang cho bé

Những lưu ý khi lựa chọn khẩu trang cho bé

Hiện nay với sự phát triển của xã hội, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng lượng khí thải, bụi bẩn, … nhất là ở các đô thị lớn mật độ dân cư đông như Hà Nội, TP.HCM dẫn đến tỷ lệ các bé bị nhiễm một số bệnh hô hấp ngày càng nhiều. Dưới đây là một số chia sẻ đến các bạn cách lựa chọn khẩu trang trẻ em phù hợp để phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ.

Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để chống dịch?

Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để chống dịch?

Hiện nay, việc đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang và khẩu trang vải đang được nhiều người sử dụng nhất thì liệu việc đeo khẩu trang vải có hiệu quả hay không?

5 Vật dụng không thể thiếu trong mùa COVID-19

5 Vật dụng không thể thiếu trong mùa COVID-19

Virus Corona có thể tồn tại với nhiệt độ khoảng 4 – 20°C trong vòng 5 ngày. Nó chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút nếu tồn tại ở nhiệt độ từ 56°C. Tùy theo môi trường, nhiệt độ, độ ẩm mà virus Corona có khả năng sống khác nhau và đặc biệt là hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chính vì vậy, dưới đây là danh sách 6 vật dụng không thể thiếu trong mùa COVID-19 giúp hỗ trợ người dân trong quá trình bảo vệ sức khỏe khỏi virus Corona.

Khả năng lọc bụi của các loại khẩu trang phổ biến hiện nay như thế nào?

Khả năng lọc bụi của các loại khẩu trang phổ biến hiện nay như thế nào?

Thường xuyên phải đối mặt với khói bụi và nắng nóng khi đi ra đường nên việc trang bị các vật dụng bảo vệ cơ thể như tất, găng tay, kính, khẩu trang, … là điều vô cùng cần thiết. Với giá cả rẻ, đa dạng mẫu mã, hợp thời trang, không khó để có được một chiếc khẩu trang trên tay. Thế nhưng, liệu chiếc khẩu trang ấy có thật sự bảo vệ được bạn hay không lại là một câu chuyện khác!