Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

29/06/21
Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Bất kể là khắc phục vết xước sâu hay vết xước nhỏ, việc sử dụng giấy nhám phù hợp trong quá trình sửa chữa xe ô tô là một phần quan trọng để tạo ra kết quả chất lượng. Bài viết sẽ giúp bạn chọn loại nhám phù hợp nhất.

Lựa chọn Grit

Bước đầu tiên là chọn một loại giấy nhám có độ grit phù hợp. Nói chung, số grit nằm trong khoảng từ 40 đến 4000 trở lên. Con số này càng thấp, giấy nhám càng thô. Quy tắc đầu tiên của việc khắc phục vết trầy xước là nên bắt đầu với loại giấy nhám ít “sắc bén” hơn mà vẫn hoàn thành công việc.

Độ Grit nhỏ (dưới 400)

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Các loại giấy nhám có độ nhám thấp thích hợp hơn cho các công việc làm phẳng các khu vực bề mặt gồ ghề. Điều này có thể xảy ra nếu xe được sơn nhiều lớp liên tiếp, dẫn đến bề mặt không bằng phẳng, loang lổ.

Nhám trong phạm vi 60 đến 80 độ Grit rất tốt để sử dụng khi có vết trầy xước sâu hơn hoặc rỉ sét để chà nhám. Bạn có thể sử dụng nhám có 120 độ grit khi có các vết rỉ sét hoặc vết xước không nghiêm trọng và 220 grit để làm giảm các cạnh gồ ghề từ phần thân xe. 320 grit là lý tưởng cho việc chà nhám chuẩn bị cho lớp sơn lót.

Nên hạn chế sử dụng nhám trong phạm vi grit này vì giấy nhám có độ grit thấp có thể để lại vết xước trên các lớp sơn.

Độ Grit trung bình (từ 400 đến 600)

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Nhám có độ grit trung bình hoạt động hiệu quả trong việc làm phẳng bề mặt xe trước khi sơn lớp nền. Độ grit này đủ mạnh nhưng đủ mịn để làm phẳng các khu vực gồ ghề mà không làm xước kim loại.

600 grit rất tốt để loại bỏ các khuyết điểm sau khi đã phủ một lớp sơn lót lên. 800 grit rất thích hợp để chà nhám lớp sơn lót hoàn thiện cuối cùng.

Độ Grit cao (từ 1000 trở lên)

Cách chọn nhám cho sửa chữa bề mặt xe ô tô

Nhám có độ mịn cao phù hợp nhất để loại bỏ các vết xước và các khuyết điểm nhỏ. Khi chiếc xe đã nhận được lớp sơn mới, nhám trong phạm vi này có thể mang lại vẻ hoàn thiện mượt mà.

Hạt mài mòn có grit 1000 và 1200 rất tốt để chà nhám trên lớp sơn mới (nên chà nhám ước). Bạn có thể dùng nhám 1000, 1200 grit với nhám 1500 grit để đảm bảo toàn bộ bề mặt được mịn màng và bằng phẳng. Nhám có 2000 grit có thể được sử dụng cho lớp chà nhám cuối cùng để tạo ra lớp hoàn thiện siêu mịn trước khi sử dụng hợp chất đánh bóng cho xe.

Khi sử dụng máy chà nhám quỹ đạo, các loại nhám có độ nhám cao giúp bạn có thể bao phủ các loại xe lớn như xe tải chỉ trong vài giờ.

Loại hạt mài mòn nào nên dùng?

Aluminum Oxide là một trong những hạt mài mòn phổ biến nhất vì nhiều lý do chính đáng. Trong quá trình chà nhám, Aluminum Oxide phân mảnh theo cách giữ lại các cạnh cắt của nó và cho phép việc sử dụng nhám băng hoặc nhám đĩa chà nhám lâu hơn.

Aluminum Oxide có nhiều lựa chọn lớp phủ khác nhau, nhưng lớp phủ kín (closed coat) là giải pháp được khuyến nghị vì các hạt phủ lên đến 95% bề mặt nhám, cho phép nhám hoạt động trơn tru và hiệu quả trên cả kim loại đen và kim loại màu.

Để sửa chữa thân ô tô, hãy sử dụng nhám đĩa Aluminum Oxide được thiết kế đặc biệt cho thị trường ô tô. Các loại nhám tốt nhất thường có mặt lưng chống thấm nước, độ bền và chất lượng hiệu suất.

Bạn cần tư vấn? Liên hệ Hitta để được chuyên gia hỗ trợ nhé:

  • ☎️ Hotline: 090.8611.011 (Mr. Dương)
  • ✉️ Email: hittajsc@hitta.vn
Đánh giá bài viết

Đăng ký dùng thử sản phẩm

15 + 12 =

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sửa chữa các vết nứt và trầy xước cho vỏ tàu

Sửa chữa các vết nứt và trầy xước cho vỏ tàu

Cho dù có cẩn thận đến đâu, vỏ thuyền vẫn có thể xuất hiện các vết nứt, trầy xước và lỗ thủng. Nếu không được bảo trì & sửa chữa ngay lập tức và liên tục, những hư hỏng nhỏ này có thể biến thành...

Phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước

Phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước

Hướng dẫn từng bước phục hồi đèn pha bị ố vàng & trầy xước. Chỉ với 10 bước đơn giản & dễ thực hiện. Đèn pha là thứ quan trọng nhất cần giữ sạch sẽ trên xe ô tô. Nếu đèn pha bị xước hoặc ố...

Chọn nhám cho gia công dao & nĩa

Chọn nhám cho gia công dao & nĩa

Trong bài viết này, Hitta sẽ nói sơ lược về chọn nhám trong sản xuất dao & nĩa. Nhám băng là công cụ hữu ích để sử dụng trong sản xuất dao & nĩa. Sử dụng nhám băng phù hợp trên máy chà nhám...

Quy trình vận hành nhám an toàn

Quy trình vận hành nhám an toàn

Quy trình vận hành nhám an toàn. một số lưu ý quan trọng trong sử dụng & lưu trữ nhám đúng cách bạn nên biết & tuân thủ. Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhámTư vấn chọn nhám phù hợp theo...

Grit trong nhám là gì?

Grit trong nhám là gì?

Grit có thể được hiểu là độ sạn, tức là tỷ lệ các hạt mài mòn trên bề mặt của nhám. Số grit cao tương đương với số lượng hạt mài mòn càng nhiều, khả năng mài mòn tốt hơn, tạo ra bề mặt mịn hơn. Tư...

Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhám

Hướng dẫn bảo quản & lưu trữ nhám

Nhám thường được coi là có khả năng chịu mưa, nóng, lạnh và xử lý thô, nhưng thực tế không phải vậy. Nhám cũng cần được bảo quản đúng cách. Tư vấn chọn nhám phù hợp theo cấu tạoTư vấn chọn hạt nhám...

Tư vấn chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp

Tư vấn chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp

Để chà nhám/mài đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúng ta cần hiểu đặc tính của cả vật liệu & nhám. Trong bài viết này, Hitta cung cấp bảng tra cứu cách chọn hạt nhám với vật liệu phù hợp nhất. Tìm...

So sánh các loại lớp phủ trên nhám

So sánh các loại lớp phủ trên nhám

So sánh các loại lớp phủ trên nhám. Open Coat, Semi-Closed, Closed Coat là gi? ứng dụng như thế nào? và ảnh hưởng ra sao trong quyết định lựa chọn nhám? Cùng Hitta tìm hiểu nhé. Khi tìm hiểu sâu về...